Nữ doanh nhân Việt Nam duy nhất trong danh sách tỷ phú của ForbesBà Nguyễn Thị Phương Thảo,ữdoanhnhânViệtNamduynhấttrongdanhsáchtỷphúcủlịch thi đấu bóng đá tối nay và ngày mai CEO của hãng hàng không Vietjet Air, là một trong sáu tỷ phú Việt Nam có tên trong danh sách 2.755 người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes năm 2021. Không chỉ là nữ tỷ phú đô la đầu tiên và duy nhất của Việt Nam, bà còn liên tục được Forbes vinh danh năm năm liên tiếp, dù hai năm gần đây là quãng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành hàng không do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.Với số tài sản lên đến 2,7 tỷ USD, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảođược xếp hạng thứ 1.270 trong danh sách 2.755 tỷ phú đô la trên thế giới (Forbes’list). Bà là người giàu thứ ba ở Việt Nam chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng và ông Trần Đình Long. Theo tờ Business Insider, bà cũng là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á. Thiên khiếu kinh doanh Sinh năm 1970, khi còn là sinh viên du học ngành Tài chính - Kinh tế (Finance and Economics) ở nước ngoài ở Nga, bà Thảo đã bắt đầu tập kinh doanh. Nhanh nhạy nhận biết nhu cầu thị trường, bà đã dùng số vốn ít ỏi, mua nợ các mặt hàng như quần áo, thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng từ nhà cung cấp ở Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc sang Nga trước khi Liên minh Xô Viết sụp đổ. “Tôi làm việc cật lực và nhận được tín nhiệm từ đối tác bằng cách luôn trung thực… Họ ngày càng cho tôi mua nhiều hàng với thời hạn thanh toán dài hơn”, bà Thảo bật mí về bí quyết của mình. Theo nguồn của hãng tin Bloomberg, bà kiếm được 1 triệu USD đầu tiên của mình vào năm 21 tuổi, nhờ vào việc bán máy fax và mủ cao su. Sau khi về nước, bà góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank, sau đó là VIB – hai trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam, sau đó xây dựng giấc mơ bay giá rẻ bằng cách thành lập hãng hàng không Vietjet (mã chứng khoán: VJC). Là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép năm 2007, công ty đối mặt không ít khó khăn. Phải mất vài năm sau, máy bay của hãng mới có thể cất cánh. Được biết đến nhiều nhất với vai trò CEO của hãng hàng không giá rẻ Vietjet, bà Thảo còn là chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Sovico, tập đoàn kinh doanh đa ngành, mà bên cạnh hàng không còn có lĩnh vực tài chính – ngân hàng, năng lượng, và bất động sản – nghỉ dưỡng. Sovico đang nắm giữ hàng loạt thương hiệu nổi bật tại Việt Nam, như HDBank và Vietjet Air, đồng thời là sáng lập viên của VIB và Techcombank. Tinh thần mạo hiểm Kinh doanh trong lĩnh vực hàng không là một việc không hề đơn giản, một trận khủng hoảng do đại dịch COVID-19 hai năm vừa qua đã chứng minh điều đó. Nhà đầu tư sừng sỏ người Anh Richard Branson từng cảm thán: “Để trở thành triệu phú, đầu tiên bạn cần là một tỷ phú và kinh doanh một hãng hàng không”. Không ít hãng hàng không đã phải nộp đơn phá sản, nhưng Vietjet vẫn đứng vững và thông bão lãi 70 tỷ VNĐ trong năm 2020. Tinh thần mạo hiểm của bà Thảo còn thể hiện rõ với chiến lược marketing “Bikini Airlines”. Năm 2012-2013, Vietjet đã nhiều lần sử dụng hình ảnh tiếp viên trong bộ trang phục bikini để thu hút công chúng và khách hành. Đến năm 2014, hình ảnh bikini đỏ vàng của Ngọc Trinh cùng dàn mẫu Venus bên cạnh những chiếc máy bay Vietjet Air làm dư luận trong nước và quốc tế dậy sóng. Nhiều bài báo tỏ ra hoài nghi về chiến lược ở thị trường châu Á còn nhiều bảo thủ này. Tuy nhiên, theo Trung tâm Hàng không châu Á – Thái Bình Dương, sau chiến dịch mạo hiểm này, mức độ nhận diện của thương hiệu Vietjet Air tại Việt Nam đã lên tới 98%. “Bạn phải cố gắng vươn lên dẫn đầu và chấp nhận những rủi ro có tính toán trước. Là một doanh nhân, tôi nhận thấy mình có trách nhiệm phải đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam và thúc đẩy những thay đổi tích cực trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay”, bà Thảo nói trong bài báo đăng trên tờ Bloomberg. Đóng góp vì quốc gia và con người Tháng Ba năm nay, tại thời điểm hệ thống giao dịch của sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên tục quá tải, ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn vốn cho nền kinh tế, bà Thảo, với vai trò là chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sovico là một trong những doanh nhân đề xuất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia xử lý nghẽn hệ thống. Đến tháng Chín 2021, tập đoàn Sovico nhận được bằng khen của Bộ Tài chính vì có thành tích xuất sắc trong tham gia xử lý sự cố nghẽn lệnh tại sàn HoSE. Bên cạnh tài năng kinh doanh, bà Thảo còn được biết đến nhiều trong lĩnh vực thiện nguyện. Bà được chọn là một trong số 110 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở châu Á trong hoạt động nhân đạo, theo tạp chí Tatler. Để giúp Việt Nam đối phó với đại dịch COVID-19, Tập đoàn Sovico đã đưa ra sáng kiến xây dựng nền tảng ứng dụng “Việt Nam Khỏe Mạnh” trên website để giúp giảm tải nhân lực báo cáo thống kê trực tuyến cho các cơ quan phòng chống dịch cũng như để người dân đóng góp vào quỹ vắc xin phòng COVID-19. Doanh nghiệp do bà lãnh đạo cũng nhiều lần trao tặng các thiết bị y tế, xe cứu thương, máy thở, bộ test cho các địa phương cứu chữa người bệnh. Trong buổi hòa nhạc và gây quỹ “Nối vòng tay lớn” tại TP.HCM tháng Chín vừa qua, bà Thảo chia sẻ: “Doanh nghiệp chúng tôi sẽ tiếp tục cống hiến không mệt mỏi, đặc biệt trong việc đóng góp, thúc đẩy sản xuất, giao thương, du lịch, đầu tư, tạo việc làm. Song song đó, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ về y tế, giáo dục, chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho người dân. Phía trước là tương lai tươi sáng, chúng ta hãy cùng nỗ lực để mang tương lai ấy đến gần hơn”. Bà tin rằng Việt Nam sẽ hồi phục từ đại dịch và trở lại hùng mạnh, thịnh vượng hơn. |