【kết quả giải u19】Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18
Tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra việc thực hiện chính sách về giáo dục dân tộc. |
Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát việc tổ chức, thực hiện các bữa ăn cho trẻ em mầm non, học sinh bán trú, nội trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân nếu có vi phạm.
Tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra việc thực hiện chính sách về giáo dục dân tộc, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ trong các cơ sở giáo dục.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị giáo dục và quy định về đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tích cực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1376/CĐ-TTg ngày 17/12/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhất là quy định về trình tự, thủ tục triển khai các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, khu đô thị mới để bảo đảm có hiệu lực đồng thời với các Luật, tránh khoảng trống pháp lý.
Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động tổ công tác quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án bất động sản, nhất là các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp lớn, có tác động lan tỏa; đẩy nhanh việc phân cấp, ủy quyền, cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án bất động sản, kiên quyết xử lý các trường hợp gây khó khăn, phiền hà, xử lý lòng vòng gây chậm trễ cho người dân và doanh nghiệp.
Tích cực đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền liên quan đến dự án bất động sản, nhất là các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thủ tục thẩm định hồ sơ thiết kế, thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu.
Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, thúc đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Đề xuất thêm giải pháp mới hiệu quả hơn thúc đẩy mạnh mẽ việc giải ngân cho nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 31/12/2023.
Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để phát sinh lợi ích nhóm, tiêu cực trong tăng trưởng tín dụng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1403/CĐ-TTg ngày 22/12/2023 về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế.
Trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, khả thi, khoa học, đúng quy định, sát tình hình, tuyệt đối không và dứt khoát không để phát sinh cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng… trong việc tăng trưởng tín dụng, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng lành mạnh, có trọng tâm, trọng điểm phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm hoặc tăng trưởng tín dụng không lành mạnh, phục vụ lợi ích nhóm, sân sau…
Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn toàn ngành giáo dục phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh. Trong đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, nhà trường, lớp học, từng giáo viên trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với học sinh, đưa nội dung bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục, cán bộ, nhân viên, giáo viên và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ, năm học. Tổ chức ký cam kết thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với các hình thức phù hợp; kiểm điểm, kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm.
Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường hằng năm phải hoàn thành các chỉ tiêu: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các trường học được tham gia các hoạt động giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; 100% các trường học xây dựng nội dung giáo dục an toàn giao thông lồng ghép vào các môn học trong chương trình chính khóa;…
Mức thu phí sử dụng đường bộ mới áp dụng từ 1/2/2024
Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ; trong đó, Nghị định quy định rõ mức thu phí sử dụng đường bộ đối với từng loại phương tiện.
Mức thu phí sử dụng đường bộ được quy định cụ thể như sau:
Nghị định nêu rõ, mức thu của 1 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 1 tháng trong Biểu nêu trên.Mức thu của 1 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 1 tháng trong Biểu nêu trên.
Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x số tháng phải nộp của chu kỳ trước.
Phấn đấu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023, trong đó nêu rõ, hoàn thành việc lập, thẩm định, phấn đấu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023; khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Tập trung rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế; kịp thời phát hiện các bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, vướng mắc trong các quy định pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, biện pháp thi hành các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật, không để xảy ra khoảng trống pháp lý. Chú trọng công tác tổ chức thi hành pháp luật, tập trung nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng đông doanh nghiệp và Nhân dân.
Đẩy mạnh triển khai toàn diện, đồng bộ cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh rà soát, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định; các bộ, cơ quan rà soát, tái cấu trúc 53 dịch vụ công thiết yếu tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm cắt giảm giấy tờ, thời gian đi lại và chi phí thực hiện; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình điện tử liên thông đối với các nhóm thủ tục hành chính liên thông, hoàn thành trong tháng 4 năm 2024. Giao Văn phòng Chính phủ trực tiếp làm việc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để đôn đốc và hướng dẫn việc thực hiện.
Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Mục đích ban hành Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 99/2023/QH15 để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh; xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15.
Phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1647/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023.
Quyết định phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính liên quan đến các ngành nghề kinh doanh thuộc các lĩnh vực: Thể dục, thể thao; di sản văn hóa; du lịch.
Trong ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ được cắt giảm, đơn giản hóa theo hướng: đơn giản hóa thành phần hồ sơ: "bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành" thay bằng "bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành".
Đối với thủ tục cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, nội dung cắt giảm, đơn giản hóa là bãi bỏ thành phần hồ sơ: Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; đơn giản hóa thành phần hồ sơ: "Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đã qua khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch do Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch cấp" thay bằng "Bản sao giấy chứng nhận đã qua khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch do Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch cấp".
Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 30/2023/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao.
Theo đó, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài gồm: 1- Vụ Nghiên cứu tổng hợp; 2- Vụ Thông tin - Văn hóa; 3- Vụ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ; 4- Văn phòng.
Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Biên giới quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 31/2023/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao.
Ủy ban Biên giới quốc gia là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới quốc gia gồm: Vụ Biên giới đất liền; Vụ Biển; Vụ Chính sách, Pháp lý và Thông tin; Văn phòng./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Long An: Xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Tập trung cao điểm chống buôn lậu những tháng cuối năm
- ·Phiên chợ Sắc màu non nước Cao Bằng hút khách
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Gia hạn đổi giấy phép lái xe ôtô đến hết năm 2015
- ·Kiên quyết ‘bỏ’ kiểm soát viên không lưu không đạt chuẩn
- ·Bảo tồn nghề thủ công truyền thống đồng bào Khmer ở Trà Vinh
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Thủ tướng Chính phủ: Cần tìm bằng được những ca F0
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Bình Thuận: Buôn bán mỹ phẩm nhập lậu, một cửa hàng bị xử phạt
- ·5 Bộ chưa ban hành kế hoạch triển khai đơn giản hóa thủ tục hành chính
- ·Sơn La: Nâng cao hiệu quả thực hiện hương ước, quy ước ở khu dân cư
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Món quà ý nghĩa tặng người cứu giúp bé trai 6 tuổi đi lạc 4 ngày trong rừng
- ·13 Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015
- ·Thời báo Tài chính Việt Nam đã có những bước tiến đáng được ghi nhận
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Bắt giữ lô hàng xì gà, rượu ngoại trị giá hàng tỷ đồng