【kết quả vđqg tây ban nha】Ninh Bình: Huyện Yên Khánh tái cơ cấu nông nghiệp nhờ dạy nghề
Dạy nghề thuần nông
Yên Khánh là một trong những huyện đi đầu trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Hiện nay huyện xác định kinh tế nông nghiệp là kinh tế trọng điểm, chính bởi vậy huyện chú trọng đầu tư dạy nghề cho lao động nông thôn làm nghề nông nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Nam (xã Khánh Trung, Yên Khánh) là một trong những học viên xuất sắc của lớp học chăn nuôi lợn. Đầu năm 2019, anh được học lớp Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, sau học nghề 3 tháng anh đã áp dụng được những kỹ thuật nuôi lợn sinh học an toàn.
Anh Nam cho biết: "Trong khi các trang trại chăn nuôi lợn đang lao đao vì dịch tả lợn châu Phi thì trang trại của gia đình chúng tôi vẫn phát triển nhờ mô hình sản xuất an toàn theo hướng sinh học. Thêm vào đó, chúng tôi áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi khép kín, cộng với việc thực hành kỹ thuật chăm sóc khoa học nên hiện nay, đàn lợn thương phẩm 50 con, cùng với 20 con nái sinh sản của gia đình tôi vẫn phát triển".
Giờ đây, trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Nam mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 4 lao động khác.
Không riêng gì anh Nam, ông Chu Đức Độ - hội viên nông dân ở xóm 9, xã Khánh Hồng (Yên Khánh) cũng là người được hưởng lợi từ các chương trình dạy nghề và tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Trước đây, gia đình ông chỉ trồng các loại rau truyền thống trên 2 sào đất nhưng cho hiệu quả thấp. Từ sau khi học nghề, có kiến thức, có kỹ thuật, ông đã vận dụng vào sản xuất, vay mượn thêm vốn đầu tư khu vực sản xuất rau hiện đại.
“Toàn bộ khu vực sản xuất rau được đầu tư hệ thống nhà lưới, phun mưa và áp dụng các công nghệ ươm giống bằng khay xốp. Ngoài ra tôi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng thảo dược giúp tăng sản lượng và chất lượng cho cây trồng” – ông Độ nói.
Vừa qua, để chủ động dòng nước tưới tiêu, ông Độ còn bàn với bà con trong xóm đóng góp tiền xây dựng hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu cho diện tích rau màu để giảm công lao động.
Ông Độ cho biết, việc áp dụng phương thức luân canh theo mùa vụ, trồng rau theo hướng an toàn đã mang lại thu nhập cao gấp 5 lần so với trồng rau truyền thống cho gia đình ông. Đặc biệt các sản phẩm rau của gia đình ông được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và được các công ty cung ứng rau sạch ở các tỉnh, thành phố lớn thu mua.
Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Khánh, giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã mở 70 lớp, đào tạo nghề cho hơn 2.000 lao động nông thôn. Một số nghề là kinh tế thế mạnh của địa phương được đưa vào dạy nghề như: Chăn nuôi lợn; chăn nuôi dê thỏ; sản xuất rau an toàn....
Có nghề nông dân sản xuất hàng hóa lớn
Ông Nguyễn Cao Cường – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Khánh (Ninh Bình) cho biết, trong 3 năm trở lại đây hội đã phối hợp với các trường nghề tiến hành khảo sát nhu cầu người học, mở hàng chục lớp dạy nghề trồng rau sạch trên địa bàn các xã Khánh Thành, Khánh Hồng, Khánh Lợi… Điều này góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, ưu tiên tổ chức lại sản xuất, đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất, xây dựng nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“Được học nghề, nhận thức của bà con đã được thay đổi rõ rệt. Nhiều nông dân chuyển thói quen từ canh tác rau truyền thống sang canh tác rau hiện đại, theo lối hàng hóa có ứng dụng khoa học vào sản xuất. Nhờ vậy, giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng đáng kể" - ông Cường nói.
Cũng theo ông Cường, năm 2019, hội nông dân huyện đã phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tổ chức 4 lớp dạy nghề, trong đó có 2 lớp trồng rau, 2 lớp nuôi gà. Trước đó, năm 2018 huyện Yên Khánh đào tạo nghề cho tổng 17.250 lượt lao động; trong đó có 4.710 lượt lao động đào tạo dài hạn, 12.540 lượt lao động đào tạo ngắn hạn. Riêng đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 39 lớp với 1.114 học viên học nghề.
Ông Đinh Hồng Thái – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình cho biết, để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nền nông nghiệp, thời gian qua các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác dạy nghề. Song song với dạy nghề nông nghiệp, địa phương cũng tổ chức dạy các nghề phi nông nghiệp, như may mặc, đan lát, hàng thủ công từ bèo tây… Chỉ trong năm 2019, các cấp hội đã dạy nghề cho gần 800 lao động nông thôn.
"Thời gian tới, cơ cấu ngành nghề đào tạo sẽ được từng bước điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề. Bên cạnh đó các ngành nghề cũng được đa dạng nhằm phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề" - ông Thái cho biết thêm./.
Minh Anh - Bùi Tư
(责任编辑:Cúp C2)
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Hoàng tử nào trong sử Việt đầu hàng giặc ngoại xâm, tham vọng chiếm ngôi vua?
- ·Vị vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Quá trớn' hay 'quá chớn'?
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Nhiều trường đại học giãn học phí, hỗ trợ sinh viên vùng lũ
- ·Vụ suất cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Thanh tra toàn diện trường Ánh Dương
- ·Nhiều trường cho sinh viên đi học trở lại sau mưa lũ
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Thử thách tìm ra số còn thiếu trong bài toán khiến nhiều người hoa mắt
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Ứng phó áp thấp nhiệt đới, Quảng Nam cho học sinh nghỉ học từ ngày 19/9
- ·Thầy giáo nào từng dạy học 4 vị vua, đến tể tướng cũng phải quỳ gối tạ tội?
- ·Vị vua nào trong sử Việt tin lời gian thần, giết oan bố vợ?
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Điểm chuẩn đợt 2 ngành sư phạm cao chót vót, 9,5 điểm/môn vẫn trượt
- ·Thực hư chuyện mang sách phơi kín hai bên đường trước cổng trường
- ·Sinh viên không đi học vẫn được tốt nghiệp
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Ai là hoàng thái hậu tàn ác nhất lịch sử Việt Nam?