当前位置:首页 > La liga

【soi cau vang】Chính phủ yêu cầu phấn đấu tăng thu ngân sách 3%, nợ đọng thuế dưới 5%

Các địa phương phấn đấu thu ngân sách vượt tối thiểu 3% dự toán năm 2021
Ngành Thuế ước thu ngân sách năm 2020 vượt dự toán 1%
Giao dự toán chi ngân sách 2021 phù hợp với tinh giản biên chế,ínhphủyêucầuphấnđấutăngthungânsáchnợđọngthuếdướsoi cau vang tinh gọn bộ máy
Chính phủ yêu cầu phấn đấu tăng thu ngân sách 3%, nợ đọng thuế dưới 5%
Chính phủ yêu cầu phấn đấu tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đạt 15,5%. Ảnh: Internet

Hiện đại hóa hệ thống thuế, hải quan

Trong đó, với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, Chính phủ yêu cầu phải đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế.

Hiện đại hóa hệ thống thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử.

Ưu tiên dành nguồn lực cho đầu tư phát triển, triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thật cần thiết, nhất là chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước. Rà soát, tổ chức sắp xếp lại, đổi mới cơ chế hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính đặc thù đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương.

Chính phủ cũng yêu cầu phải nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nợ công, không để ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Giảm nợ công xuống còn 46,1% trên GDP

Về một số chỉ tiêu cụ thể, với lĩnh vực tài chính, năm 2021, Chính phủ yêu cầu phấn đấu tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đạt 15,5%; tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5%; tăng thu 3% so với dự toán ngân sách nhà nước.

Tỷ trọng chi thường xuyên (không bao gồm chi cải cách tiền lương và tinh giản biên chế) đạt 61,5%; tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt 28,3%; bội chi ngân sách nhà nước so với GDP là 4%.

Dư nợ công trên GDP còn 46,1%; nợ Chính phủ trên GDP còn 41,9%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 4-5%.

Về nhóm nhiệm vụ công tác xây dựng và thi hành hệ thống pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, Bộ Tài chính được giao chủ trì hoàn thiện nhiều nghị định.

Trong đó, một số nghị định đáng chú ý như: Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6); Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (phải hoàn thiện trong tháng 9); Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí (phải hoàn thiện trong tháng 7).

Trong tháng 12/2021, Bộ Tài chính cũng phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số nghị định về: kinh doanh casino; kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia; kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng phải trình Chính phủ Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 và định hướng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 trong tháng 7; kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 trong tháng 10…

分享到: