TheànhThuếtạođiềukiệnchoDNlàmthủtụcgiảithểsoi kèo bulgariao quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành, người nộp thuế có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan (nếu có hoạt động xuất, nhập khẩu) trước khi chấm dứt hoạt động, tạm ngừng kinh doanh hoặc tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định.
Thời gian qua có nhiều DN nộp đơn làm thủ tục giải thể, trong khi cơ quan Thuế địa phương lại không có đủ nhân lực để thẩm định hồ sơ, hoá đơn chứng từ, quyết toán thuế cho DN, dẫn tới có trường hợp DN phải chờ vài tháng, thậm chí hàng năm.
Để khắc phục tình trạng này, cũng như tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; nâng cao trách nhiệm của cơ quan Thuế các cấp, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 80/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế, qui định cụ thể về thời gian cơ quan Thuế thực hiện ngừng cấp mã số thuế, kiểm tra, quyết toán thuế cho DN.
Theo đó, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động hoặc người nộp thuế về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, sắp xếp lại DN, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo DN ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2012 đã có 7.745 DN ngừng hoạt động (trong khi đó quí I-2012 chỉ có 3.256 DN mới thành lập). Năm 2010, Hà Nội có 5.867 DN ngừng hoạt động; Năm 2011 có 11.350 DN ngừng hoạt động. Ngoài ra, số DN kê khai không có thuế GTGT, kê khai thuế thu nhập DN lỗ tăng khá cao so với các năm trước. |
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế, cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra quyết toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Nếu thời hạn quyết toán thuế bị kéo dài không có lý do chính đáng thì DN có thể khiếu nại cơ quan Thuế tới các cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, liên quan đến các vướng mắc về thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của tài sản cố định, hàng hoá chưa bán của DN giải thể, Tổng cục Thuế cũng đã có hướng dẫn cụ thể về khấu trừ thuế GTGT: xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ... để các cục thuế địa phương thống nhất thực hiện.
Trường hợp thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định và vật tư, hàng hoá sử dụng cho sản xuất kinh doanh đã được cơ quan Thuế giải quyết hoàn thuế thì khi DN giải thể việc xử lý số thuế GTGT đã được cơ quan Thuế giải quyết hoàn thuế như sau: Đối với tài sản cố định, cơ quan Thuế thực hiện thu hồi lại số thuế GTGT tương ứng với giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định tính đến thời điểm giải thể. Đối với vật tư, hàng hoá tồn kho thì cơ quan Thuế thực hiện thu hồi lại số thuế GTGT đầu vào của toàn bộ giá trị lô hàng hoá, vật tư còn tồn kho tính đến thời điểm giải thể.
T.Hằng