Thực trạng tấn công mạng trong ngành vận tải biển Những vụ việc như các cuộc tấn công vào AP Møller-Maersk,ểnđổisốngànhhànghảiđicùngvớiantoànthônhan dinh leipzig COSCO và BW Group cho thấy, các doanh nghiệp vận tải biển lớn trên thế giới đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng. Tại Maersk, sau khi bị NotPetya tấn công, hệ thống công nghệ thông tin của hãng bị tê liệt hoàn toàn, buộc doanh nghiệp phải cài đặt lại hơn 4.000 máy chủ, 45.000 máy tính và 2.500 ứng dụng. Thiệt hại ước tính lên đến 300 triệu USD. Bên cạnh đó, các cuộc tấn công nhằm vào các hạ tầng quan trọng như hệ thống định vị GPS, radar và các hệ thống điều khiển từ xa có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tin tặc thậm chí có thể đừng sau những hành động như đổi hướng tàu thuyền hoặc gây tràn dầu, gây thiệt hại lớn về môi trường và dịch vụ hàng hải. Tại Việt Nam, với hơn 170 cảng biển container, mới chỉ 25% doanh nghiệp trong ngành đầu tư vào công nghệ thông tin. Thực trạng này đã dẫn đến tình trạng hiệu quả hoạt động thấp, với thời gian hoàn tất lệnh giao nhận container trung bình lên đến 6 – 8 giờ, trong khi đó ở Singapore chỉ mất 2 – 3 phút. Triển khai chuyển đổi số trong ngành cảng biển là giải pháp quan trọng để tăng cường năng lực cạnh tranh. Các hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại như VTOS (Vietnam Terminal Operating System) đã được áp dụng tại một số cảng biển trong nước, giúp tăng hiệu quả giao nhận không dừng, vượt trội hơn Singapore và Trung Quốc. Chuyển đổi số ngành hàng hải phải đi cùng với an toàn thông tin. Công ty TNHH Dịch vụ Tin học CEH đã tiên phong trong việc phát triển và ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số hiện đại như VTOS, SmartGate và nền tảng Vietnam Smarthub Logistics (VSL) kết hợp với các Tập đoàn công nghệ và an ninh mạng VNPT, Viettel, BKav về hóa đơn điện tử để đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch. Giải pháp VTOS đã dần thay thế các hệ thống nước ngoài, đáp ứng tốt những đặc thù của từng cảng biển tại Việt Nam. Thời gian triển khai VTOS trung bình chỉ tạo ra 6 – 8 tuần, nhanh hơn nhiều lần so với các giải pháp nước ngoài. Song song, nền tảng VSL đã kết nối 35 cảng biển, hơn 20.000 xe đầu kéo, 118 hãng tàu và các cổng thanh toán trực tuyến. Đồng thời, nền tảng này cung cấp các tính năng như thanh lý hải quan tự động, cung cấp chứng từ điện tử và giám sát hành trình xe đầu kéo. Nỗ lực Make in Vietnam còn thể hiện ở khả năng "may đo" tính năng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Việc làm chủ công nghệ của CEH giúp giải quyết bài toán "phụ thuộc nhà cung cấp" và giảm đáng kể chi phí duy trì. Tầm nhìn toàn cầu và định hướng tương lai Với những nỗ lực và kết quả đã đạt được, CEH đang tự tin đặt bước chân ra thị trường quốc tế. Ông Tạ Minh Vang - Chủ tịch HĐTV CEH khẳng định, “chinh phục các khách hàng khó tính như Maersk hay MSC chỉ là bước đầu. Điều này chứng minh rằng các giải pháp công nghệ Make in Vietnam hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường toàn cầu." Một trong những yếu tố cốt lõi giúp CEH và các doanh nghiệp Việt Nam đạt được điều này là khả năng linh hoạt trong triển khai và thích nghi với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, từng cảng biển. Điều này khác biệt so với các giải pháp quốc tế thường mang tính chuẩn hóa và không đáp ứng được hết các yêu cầu nội địa. Ngoài VTOS, CEH cũng tập trung phát triển các sản phẩm chiến lược khác như nền tảng "Cảng mở" tại khu vực Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu), Hải quan thông minh, và Khu thương mại tự do kết nối cảng biển. Các sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là nền tảng để xuất khẩu công nghệ ra quốc tế. Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn phải đảm bảo an toàn thông tin. Những bài học từ các cuộc tấn công mạng toàn cầu như NotPetya đã cho thấy rủi ro an ninh mạng trong ngành vận tải biển là vô cùng nghiêm trọng. Tại Việt Nam, việc tăng cường năng lực an toàn thông tin cũng đã được chú trọng, với các giải pháp như tích hợp hệ thống định danh điện tử tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ hay Đề 06 - Bộ Công an, bản đồ số quốc gia và nền tảng kiểm tra giám sát hành trình phương tiện. Đây là các yếu tố đảm bảo cho sự bền vững của quá trình chuyển đổi số trong ngành cảng biển. Chuyển đổi số cảng biển không chỉ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Hệ thống quản lý hiện đại giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi tại cảng, từ đó giảm lượng khí thải từ các phương tiện vận tải. Đồng thời, việc tối ưu hóa luồng hàng hóa và quản lý hiệu quả cũng giúp tiết kiệm chi phí vận hành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), nhận dạng ký tự quang học (OCR), và dữ liệu lớn (Big Data) được ứng dụng trong các hệ thống hiện đại không chỉ cải thiện hiệu suất mà còn giảm thiểu sai sót trong quá trình vận hành, góp phần thúc đẩy sự minh bạch và bền vững cho ngành. Chuyển đổi số trong ngành cảng biển là một bước đi tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Các giải pháp Make in Vietnam như VTOS, VSL không chỉ thể hiện năng lực làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu công nghệ, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ số hóa quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các đối tác quốc tế là vô cùng quan trọng. Tương lai của ngành cảng biển không chỉ là sự kết nối giao thương mà còn là biểu tượng của sự đổi mới, sáng tạo và tinh thần Make in Vietnam vươn xa trên trường quốc tế. Duy Trinh |