【bd hn】Thanh Hóa: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh cơ quan nhà nước gọi điện, nhắn tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Xuất hiện tin nhắn giả mạo Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) Cục Thuế Hà Nội cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để trục lợi,óaCảnhbáothủđoạnmạodanhcơquannhànướcgọiđiệnnhắntinlừađảochiếmđoạttàisảbd hn lừa đảo |
Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Mặc dù Công an Thanh Hóa đã và đang tập trung triệt phá các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, thường xuyên tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho quần chúng nhân dân, doanh nghiệp về các thủ đoạn lợi dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản, song sự chủ quan, mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin của một bộ phận người dân vẫn là điều kiện để các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.
Công an tỉnh Thanh Hóa phát đi cảnh báo thủ đoạn mạo danh cơ quan nhà nước gọi điện, nhắn tin để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân cần cảnh giác |
Thống kê của Công an tỉnh Thanh Hóa cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an Thanh Hóa đã phát hiện 25 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, đã khởi tố 5 vụ, 7 bị can, số tiền thiệt hại lên đến gần 6 tỷ đồng.
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, một trong những phương thức phổ biến là mạo danh cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan nhà nước khác để nhắn tin, gọi điện đe dọa, gây sức ép nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, các đối tượng sử dụng số điện thoại gần giống với số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nhằm giả danh lực lượng chức năng để nhắn tin, gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân (thường liên quan đến các đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia, rửa tiền...) hoặc giả danh cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội, gây tai nạn bỏ trốn...
Sau khi nhận thấy người bị hại có biểu hiện hoang mang, lo sợ, mất tỉnh táo, các đối tượng sẽ yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng, dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam bị hại để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền, đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng hoặc yêu cầu bị hại tự đăng ký một tài khoản ngân hàng, chuyển tiền vào tài khoản đó, sau đó cung cấp tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho các đối tượng với vỏ bọc để xác minh, điều tra nhằm chiếm đoạt số tiền trong tài khoản.
Một đặc điểm khác của các đối tượng lừa đảo mà người dân có thể dễ dàng nhận biết, đó là: Các đối tượng yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, mục đích nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo cho cơ quan Công an.
Các “vai diễn” Công an, Viện kiểm sát, Tòa án liên tục xuất hiện liên hệ bị hại, đẩy hình ảnh, thông tin, văn bản bắt giữ, đe dọa, khống chế tâm lý gây hoang mang cho bị hại. Mặc dù nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.
Công an tỉnh Thanh Hóa đã thống kê một số vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn này trên địa bàn:
Thứ nhất, đầu tháng 6 năm 2023, Công an TP. Thanh Hóa đã phối hợp Phòng giao dịch Bà Triệu – Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, chi nhánh Thanh Hóa ngăn chặn thành công vụ mạo danh cơ quan Công an lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với số tiền 945 triệu đồng.
Công an TP. Thanh Hóa đã phối hợp Phòng giao dịch Bà Triệu – Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, chi nhánh Thanh Hóa ngăn chặn thành công vụ mạo danh cơ quan Công an lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với số tiền 945 triệu đồng |
Cụ thể, ngày 6/6/2023, bà T.T.T . (sinh năm 1963), địa chỉ phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa đang ở Hà Nội với con thì nhận được điện thoại từ người lạ tự xưng là công an đang điều tra về đường dây ma túy xuyên quốc gia. Đối tượng này thông tin bà T. là mắt xích lớn trong đường dây tội phạm, mời bà đến làm việc, đe dọa, định hướng bà T. đến ngân hàng rút tiền và chuyển vào tài khoản do đối tượng cung cấp để phục vụ công tác điều tra. Do lo sợ liên quan đến pháp luật, bà T. ngay lập tức di chuyển từ Hà Nội về TP. Thanh Hóa đến ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa đề nghị rút toàn bộ số tiền trong tài khoản (945 triệu đồng), trong quá trình giao dịch bà T. có biểu hiện run, mất bình tĩnh, không nói, lo sợ... Bằng những kiến thức đã được lực lượng công an tuyên truyền và sự nhạy bén, cảnh giác, nhân viên giao dịch tại ngân hàng đã báo cáo Công an TP. Thanh Hóa. Sau đó, Công an TP. Thanh Hóa đã phối hợp với ngân hàng kịp thời trấn an, tuyên truyền giải thích cho bà T. biết đây là thủ đoạn lừa đảo của đối tượng xấu, ngăn chặn thành công hành vi lừa đảo.
Thứ hai, vào ngày 21/10/2022, bà N.T.A. (sinh năm 1959), trú tại phường Đông Tân, TP. Thanh Hóa nhận được cuộc gọi điện thoại từ một người tự nhận là Nguyễn Văn Dũng – Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội trao đổi nội dung: Bà N.T.A liên quan đến 1 vụ án ma túy do Công an TP. Hà Nội thụ lý và yêu cầu bà A. phải chuyển toàn bộ số tiền có trong tài khoản vào số tài khoản do đối tượng cung cấp đồng thời đe dọa, yêu cầu bà A. phải giữ bí mật, nếu không chuyển tiền và nói cho người khác biết thì bà A. sẽ vi phạm pháp luật và bị khởi tố. Do lo sợ bà, N.T.A đã chuyển toàn bộ tiền tiết kiệm gửi ở 3 ngân hàng cho đối tượng (1.185.000.000 đồng). Sau khi thực hiện theo yêu cầu, bà N.T.A không liên lạc được với đối tượng Nguyễn Văn Dũng, nghi ngờ mình bị lừa đảo nên bà A. mới đến cơ quan Công an để trình báo.
Trước tình hình trên, Công an Thanh Hóa cảnh báo và khuyến cáo nhân dân: Đề cao cảnh giác khi nhận các tin nhắn, cuộc gọi từ người lạ, tự xưng là cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc các cơ quan nhà nước khác để yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại, thông báo phạt nguội giao thông, lệnh bắt của cơ quan tư pháp... Khi nhận các tin nhắn, cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của các đối tượng lạ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, cơ quan chức năng để được tư vấn.
Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản... tuyệt đối không làm theo; nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.
Thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng trên các trang mạng xã hội, giữ số tiền trong tài khoản ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt.
Công an Thanh Hóa khẳng định: Cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, công ty, thân nhân gia đình hoặc người mà cơ quan công an muốn làm việc.
Mọi thông tin về hoạt động mạo danh cơ quan nhà nước lừa đảo chiếm đoạt tài sản đề nghị nhân dân kịp thời trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc gọi điện vào đường dây nóng của Công an tỉnh Thanh Hóa 02373.725725 để trình báo và được tư vấn, hướng dẫn.
(责任编辑:Cúp C2)
- Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- Cầu Sông Măng có tổng vốn đầu tư 11,9 tỷ đồng
- Quỹ “Mái ấm công đoàn”: Chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
- Thuế thu nhập doanh nghiệp còn 22%
- Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- Thống nhất phương án giải ngân nguồn vượt thu năm 2011
- Sẵn sàng cho Đại hội Đảng
- Trọn lòng tôn kính Bác
- Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- Gian lận về đo lường xăng dầu sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng
- Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm thuế 2020
- Bệnh khô miệng cạo trên cây cao su: Phòng là chính
-
'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
Năm 2024, thị trường sách thiếu nhi Việt khá đa dạng. Bên cạnh thơ và văn xuôi, có khá nhiều sách tr ...[详细] -
49,26 triệu USD xây nhà máy nhiệt điện tại KCN Minh Hưng
Ngày 24-7, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm cùng l ...[详细] -
Khởi sắc công nghiệp Bình Phước
Những diễn biến về tình hình lạm phát tăng c ...[详细] -
Người dân Tân Thành khổ vì dự án “treo”
Năm 2009, Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước đư ...[详细] -
Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
Màn hình trang web Cảng hàng không Rạch Giá chiều 09/3Khoảng 22h45 đêm 08/3, nhiều người truy cập và ...[详细] -
Xăng, dầu tăng giá vì doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị lỗ
Từ 20 giờ ngày 20-4-2012, giá bán xăng A92 tăng ...[详细] -
Làm giàu nhờ đa dạng hóa cây trồng
Ông Lê Xuân Phiên, Bí thư chi bộ thôn 10, xã ...[详细] -
Lợi ích từ việc xen canh trong vườn cao su
Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ n&oci ...[详细] -
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: THX/TTXV ...[详细] -
Hội nông dân huyện Bù Gia Mập đại hội lần thứ X
Sáng nay 26-9, Hội nông dân huyện Bù Gia Mập đ&atil ...[详细]
- Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- Chào mừng Đại hội Đảng viên Đảng bộ xã Hoà Tân lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015
- Đảng bộ Báo Cà Mau khóa XI: Phấn đấu giữ vững danh hiệu trong sạch vững mạnh
- Chào mừng Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015
- Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- Năm 2011, xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể đạt 3,6 tỷ USD
- Huyện Bù Đốp: Thu ngân sách quý I