【kết quả norwich city】Đề xuất Quốc hội giám sát tối cao về nguồn lực phòng chống dịch Covid
Toàn cảnh phiên họp sáng 19/4 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Tiếp tục phiên họp thứ 10,ĐềxuấtQuốchộigiámsáttốicaovềnguồnlựcphòngchốngdịkết quả norwich city sáng ngày 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.
Năm 2023, Quốc hội giám sát 2 chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề.
Trên cơ sở đề xuất của 69/77 cơ quan (bao gồm Hội đồng Dân tộc, 9 ủy ban của Quốc hội, 2 cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 56 đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thực tế, Tổng thư ký Quốc hội đã dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 để gửi xin ý kiến Thường trực Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Từ đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn 4 trong số 5 chuyên đề, trình Quốc hội lựa chọn tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2023).
Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tếcơ sở, y tế dự phòng.
Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).
Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Chuyên đề 5: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tưcông giai đoạn 2015-2020.
Kết quả, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chọn chuyên đề từ 1-4 để trình Quốc hội quyết định.
Với chuyên đề thứ 5, theo Chủ tịch Quốc hội, nếu giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2015-2020 thì không có nhiều ý nghĩa. Nếu đến năm 2024 thực hiện chuyên đề này thì có thể giám sát luôn các chương trình trọng điểm quốc gia, gói kích cầu được triển khai trong nhiệm kỳ này.
Tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng báo cáo các chuyên đề được nhiều cơ quan đề xuất, nhưng chưa được lựa chọn lần này.
Cụ thể, về các đề xuất liên quan việc triển khai chính sách tài khóa, tiền tệ (11 ý kiến), ông Cường giải trình: Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất (tháng 1/2022).
Theo đó, việc triển khai thực hiện Nghị quyết này sẽ được Chính phủ báo cáo và các cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra, Kiểm toán nhà nước tổ chức kiểm toán để báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp cuối năm 2022 và năm 2023, báo cáo tổng kết tại kỳ họp giữa năm 2024.
Nếu tổ chức giám sát chuyên đề này sẽ có nhiều nội dung, hoạt động trùng lắp với cách thức tiến hành thẩm tra, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết; bên cạnh đó, trong quá trình tổng kết Nghị quyết về nội dung này sẽ có sự tham gia phối hợp của Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội để thẩm tra việc thực hiện hàng năm.
Có ý kiến đề nghị bổ sung chuyên đề giám sát về tổng rà soát công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ giai đoạn 2011 đến nay vì tham nhũng đang ngày càng diễn biến phức tạp, có quy mô lũng đoạn nhà nước; sự trì trệ trong quản lý điều hành ở không ít nơi; chất lượng xây dựng và ban hành thể chế đều bắt nguồn từ chất lượng nhân sự của bộ máy .
Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, việc lựa chọn các chuyên đề giám sát được thực hiện theo quy trình chặt chẽ được quy định tại Quy chế hoạt động giám sát của Quốc hội và phù hợp với đa số đề xuất của các cơ quan, các đoàn đại biểu Quốc hội. Căn cứ kết quả lựa chọn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các ủy ban và các Ban cho thấy, các chuyên đề được lựa chọn đã cơ bản bảo đảm hài hòa giữa các lĩnh vực và khả năng thực tế của các cơ quan.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Quốc hội cho rằng, chuyên đề đề nghị bổ sung đều là vấn đề được cử tri và dư luận xã hội quan tâm; căn cứ tình hình thực tiễn, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ đề xuất đưa vào các phiên chất vấn và trả lời chất vấn hoặc Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào thời điểm thích hợp.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/32b799357.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。