【thứ hạng của giải vô địch na uy】Thành đồng kháng chiến

[Cúp C1] 时间:2025-01-26 21:19:22 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:45次

Báo Cà Mau(CMO) U Minh, địa danh gắn liền với hành trình mở cõi của các bậc tiền nhân về phương Nam trù phú, nối dài thêm cơ đồ của đất Việt. Xứ sở của cây tràm, của những con người mang trong mình chí lớn, đã viết nên bao huyền thoại làm ngây ngất lòng người. Mảnh đất này đã cưu mang biết bao thế hệ con người, hứng chịu bao nhiêu bom đạn, vượt qua biết mấy nhọc nhằn. Cho cái tuổi 40, mới chỉ là thoáng chốc trong tiến trình lịch sử, nhưng đã trọn vẹn lắm niềm tin…

Chúng tôi ghi lại cuộc nói chuyện với ông Dư Bé Ba, Phó bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện U Minh. Câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng giữa U Minh mùa chớm mưa, đã thấy cả tương lai, hy vọng…

- U Minh từng được ví là “túi nghèo”, ông nghĩ gì về điều đó?

Ông Dư Bé Ba:Nếu ai nói U Minh nghèo, chắc người đó chưa hiểu lắm về vùng đất này. Từ thời xa xưa, U Minh được mệnh danh là vùng đất trù phú, giàu có. Sản vật, đất đai, khí hậu, con người, tất cả đều đủ đầy để làm vốn cho một cuộc đổi đời, một tương lai giàu đẹp. U Minh nghèo thì làm sao các bậc tiền nhân chọn chốn này làm nơi lập xóm làng, truyền lại đời đời cho con cháu. Nói U Minh nghèo, sao biết bao con người từ khắp nơi chọn làm quê hương mới? U Minh giàu có lắm, ít nhất đây là nơi sẵn sàng cưu mang tất cả, đồng hành cùng biết bao thân phận qua những thời đoạn cơ cực nhất. Và mấy anh cứ nhìn vào thực tế đi, có ai thiết tha gắn bó với đất này mà đến nay còn nghèo khó không?

- Trong kháng chiến, giặc thù từng muốn “nhổ cỏ U Minh”, tiêu diệt đầu não kháng chiến Nam Bộ, nhưng rừng tràm vẫn xanh trên xứ sở này. Với ông, niềm tự hào lớn nhất về quê hương mình là gì?

Ông Dư Bé Ba:Tôi là người con U Minh. Sinh ra, lớn lên đã thấy cây tràm. Rừng tràm là hình ảnh tôi yêu quý nhất. Cũng từ những căn cứ giữa rừng tràm, Tổng bí thư Lê Duẩn đã soạn thảo Nghị quyết 15 - Một nghị quyết lịch sử vạch đường, chỉ lối cho cách mạng miền Nam trong giai đoạn khó khăn nhất. Cũng trong những vạt rừng tràm U Minh, Bí thư Khu uỷ Khu Tây Nam Bộ Võ Văn Kiệt đã cùng đồng chí, đồng bào Cà Mau kề vai, sát cánh, quyết chí đánh đuổi giặc thù. Không chỉ tôi mà bất cứ ai, một người con bình thường của quê hương U Minh đều hiểu và tin chắc vào một chân lý, làm sao giặc có thể nhổ hết cỏ ở xứ sở U Minh, làm sao bứng gốc tràm khỏi lòng đất mẹ? Và như thế, chiến thắng của công cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là điều tất yếu, không thể khác được.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba hy vọng mọi người đừng giữ thành kiến U Minh là "túi nghèo".

- U Minh qua 2 cuộc kháng chiến, là thành đồng kiên trung, nơi sản sinh ra nhiều thế hệ người con ưu tú, nhưng cũng hứng chịu không ít tổn thất. Đó có phải là khó khăn trong quá trình dựng xây, phát triển về sau này, thưa ông?

Ông Dư Bé Ba:Tính riêng trong kháng chiến chống Mỹ, cứ có chiến lược chiến tranh mới nào, giặc sẽ chọn U Minh làm nơi triển khai. Từ chiến tranh “Cục bộ”, chiến tranh “Đặc biệt”, “Việt Nam hoá” chiến tranh, rồi “Bình định và tìm diệt” với đỉnh cao bạo tàn là chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, bao nhiêu bom đạn, bao nhiêu mất mát, hy sinh, đất U Minh đều anh dũng vượt qua. Như trận Mỹ và bè lũ tay sai dùng B52 rải bom thảm sát ở khu vực Dớn Hàng Gòn (nay thuộc xã Khánh Lâm), nhiều người dân thường trúng bom, không thu gom được thi thể. Không ai lùi bước. Ai cũng muốn biến niềm căm phẫn, đau thương thành sức mạnh để góp sức cho cách mạng. Đúng là sau chiến tranh, U Minh chịu nhiều vết thương mà không phải ngày một, ngày hai có thể lành lại. Xuất phát điểm, nhất là về hạ tầng cơ sở thấp, sinh kế của Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng phải khẳng định, khởi đầu nào mà không gian khó. Chúng tôi là thế hệ tiếp nối, vẫn ghi tạc lời của cha chú, phấn đấu làm sao để U Minh giàu đẹp trong một đất nước hoà bình, thống nhất. Đó là trọng trách không của riêng ai. Và sức vóc của U Minh hôm nay chính là thành quả của biết bao lớp người.

- U Minh sẽ tiến vào tương lai với hành trang như thế nào, thưa ông?

Ông Dư Bé Ba: Bác Hồ dạy, cán bộ là gốc của mọi công việc cách mạng. U Minh đã, đang và sẽ tập trung vào công tác đào tạo, rèn luyện, tu dưỡng để có được đội ngũ công bộc vừa hồng, vừa chuyên. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh là công việc hệ trọng, là nền tảng, là nguyên nhân của mọi thành tựu. Một vấn đề nữa mà U Minh đã mất rất nhiều thời gian, tâm sức để xoay chuyển, đó là phát triển cơ sở hạ tầng trên mọi lĩnh vực. Không ai nghĩ, một vùng hoang hoá, rừng thiêng nước độc ngày nào nay đã được phủ khắp bởi mạng lưới giao thông, công trình, cơ sở… khang trang, tươm tất, người người đều được thụ hưởng, nhất là khoảng 4 ngàn hộ dân sống ở khu vực lâm phần rừng tràm. Đừng ai nghĩ bà con bây giờ còn nghèo khó, sống biệt lập nữa. Bà con ở lâm phần bây giờ biết yêu rừng, biết rừng giàu có cỡ nào, bởi tính theo mặt bằng chung và cả định hướng phát triển lâu dài, dân lâm phần mới được coi là “ngon lành” nhất xứ U Minh.

Khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm làm bừng sáng cả xứ sở U Minh. Ảnh: Duy Khải

- U Minh trù phú, nhưng để chọn ra những sản vật tiêu biểu nhất, gọi theo cách nói khoa học hơn là những ngành hàng chủ lực, U Minh sẽ lựa chọn thế nào, thưa ông?

Ông Dư Bé Ba: 4 ngành hàng chủ lực của địa phương đã được xác định, ghi rõ trong văn kiện của Đảng bộ huyện, đặc biệt nhất, được Nhân dân U Minh rất tâm đắc, đó là lúa gạo, là gỗ, là chuối và cá đồng. Nhưng U Minh còn những sản vật khác, hướng đi khác nữa. Ví dụ như mật ong, như những làng nghề truyền thống và mới nhất là hình thành các tuyến, tour du lịch theo mô hình sinh thái dựa vào cộng đồng. Chưa kể, U Minh cũng có một ngư trường rộng lớn với những cửa biển đầy đủ tiềm năng phát triển. Tôi cam đoan, chỉ cần từng ấy thứ thôi, bất cứ người U Minh nào chí thú làm ăn, gắn bó với quê hương, xứ sở, làm ăn có tính toán, có hàm lượng khoa học - công nghệ thì chuyện làm giàu không khó. Sau lễ kỷ niệm 40 năm, Đảng bộ và chính quyền U Minh sẽ dồn sức hỗ trợ các địa phương, hỗ trợ bà con với những dự án, mô hình cụ thể. Mình không thể nói suông. Cây gỗ, con cá, quày chuối, lúa gạo, chuyến tàu vươn khơi không tự dưng mà có. Càng không dễ để các mặt hàng khẳng định được thương hiệu, thu về giá trị kinh tế cao. Phải tạo bằng được chuỗi liên kết giá trị, kết nối những sản vật nức tiếng của U Minh với thị trường, với người tiêu dùng. Mục đích là để người dân U Minh giàu có lên, huyện U Minh giàu có lên bằng chính những sản vật của quê hương.

- Còn điều gì ông muốn chia sẻ với quê hương mình, huyện U Minh khi đón tuổi 40?

Ông Dư Bé Ba:Chỉ hy vọng mọi người đừng giữ thành kiến U Minh là “túi nghèo” nữa (cười). Tôi mong, đánh dấu huyện nhà 40 năm, người người chung sức, chung lòng, phấn đấu bảo vệ, dựng xây và phát triển quê hương. Những người con U Minh khi xa quê cũng nhớ rằng, nơi đây, rừng tràm vẫn mở lòng yêu thương với tất cả. Cũng từ những hàm ơn sâu nặng ấy mà U Minh có được Khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm làm bừng sáng cả xứ sở. Tương lai của U Minh cần những bàn tay, khối óc, tấm lòng để thêm vững bước.

- Xin cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện này!./.

Phạm Quốc Rin thực hiện

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接