Kiến trúc Chính phủ điện tử: Hướng tới tài chính số ngành Tài chính | |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc Tết,ànhTàichínhtiếptụccắtgiảmchiphíchodoanhnghiệmu gặp liverpool kiểm tra công tác tại Tổng cục Hải quan | |
Cải cách thể chế ngành Tài chính: Thước đo của quyết tâm | |
Chính phủ điện tử ngành Tài chính đi theo lộ trình nào? |
Tiếp tục xây dựng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và thuận lợi hóa thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm 2019. Ảnh: Hồng Nụ. |
Liên tục, mạnh mẽ
Giai đoạn cải cách “trọng tâm” được bắt đầu từ năm 2014, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, giúp giảm mạnh thời gian nộp thuế và thông quan hàng hóa. Theo thống kê, đối với lĩnh vực hải quan, hiện nay gần như toàn bộ (99,9%) tờ khai đã được thực hiện bằng phương thức điện tử. Thời gian thông quan đối với các lô hàng luồng Xanh không có thuế chỉ từ 1 – 2 giây. Đối với lĩnh vực thuế, đã có khoảng hơn 99,6% doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử, triển khai rộng rãi việc sử dụng hóa đơn điện tử... Đồng thời, Bộ Tài chính cũng thực hiện nghiêm túc yêu cầu cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) theo chủ trương chỉ đạo của Chính phủ. Bên cạnh đó, theo đánh giá của nhiều lãnh đạo, chuyên gia, Bộ Tài chính cũng là bộ tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử trong nhiều lĩnh vực thuộc quản lý của mình như thuế, hải quan, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Có thể nhận thấy, tinh thần, mức độ cải cách TTHC của ngành Tài chính luôn được duy trì liên tục, ổn định, mạnh mẽ, hiệu quả trong nhiều năm nay và luôn luôn có xu hướng, động thái tiếp tục cải cách hơn nữa trong thời gian tới theo phương châm lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, là thước đo của công tác cải cách hành chính… Những nỗ lực này của Bộ Tài chính đã và đang được cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao…
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ: Nếu đánh giá tác động của việc cải cách TTHC, cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD của các bộ, ngành đối với cộng đồng doanh nghiệp thì Bộ Tài chính luôn luôn là số một bởi diện ảnh hưởng rất lớn. Chẳng hạn, nếu cải cách TTHC thuế, cắt giảm, đơn giản hóa những ĐKKD trong lĩnh vực Thuế thì chắc chắn có một diện rất lớn các đối tượng được thụ hưởng, bao gồm gần 700.000 doanh nghiệp hoạt động chính thức, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và rất nhiều người nộp thuế khác. Hay, cải cách TTHC hải quan, cắt giảm, đơn giản hóa những ĐKKD trong lĩnh vực hải quan thì tác động đến gần 200% GDP của Việt Nam vì hiện nay kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chiếm đến hơn 170% GDP…
Cũng theo ông Lộc, những nỗ lực cải cách của ngành Tài chính đã góp phần tiết giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. Theo đánh giá của VCCI, các chi phí TTHC của Bộ Tài chính đã giảm đến 80%. Biểu hiện rõ nhất là Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ gần đây công bố, nhóm thuế và hải quan là 2 trong 3 nhóm dẫn đầu về chi phí tuân thủ thấp nhất.
Đối với năng lực cạnh tranh chung của quốc gia, những cải cách của ngành Tài chính cũng có những tác động tích cực. Trong những năm qua, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, hiện Việt Nam xếp thứ 69/190 nền kinh tế. Đóng góp vào thành công chung trong việc tăng hạng về môi trường kinh doanh có sự đóng góp quan trọng về cải cách hành chính thuế, hải quan của ngành Tài chính. Báo cáo môi trường kinh doanh thế giới của Ngân hàng Thế giới cũng đã ghi nhận chỉ số nộp thuế được đánh giá nhiều năm liền có tác động tích cực nhất đến môi trường kinh doanh chung của Việt Nam.
Lộ trình cụ thể
Năm 2019 cũng không ngoại lệ. Ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2451/QĐ-BTC về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trong đó, Bộ Tài chính đề ra 19 nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện như: Tiếp tục thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ, đảm bảo tuân thủ Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014; rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật theo hướng không quy định các nội dung có tính chất ĐKKD; chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành thực hiện đầy đủ việc xây dựng, tham gia Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và thuận lợi hóa thương mại, 6 tháng một lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện và giải pháp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này…
Để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, sẽ thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định của Chính phủ tại các trạm thu tiền dịch vụ đường bộ của dự án BOT theo đúng lộ trình, thực hiện kết nối điện tử giữa trạm thu giá và cơ quan thuế theo lộ trình của Bộ Tài chính; chia sẻ thông tin cho Bộ Giao thông vận tải khi cần để đàm phán với chủ đầu tư và làm cơ sở cho các nghiên cứu dự án mới.
Nhóm các nhiệm vụ liên quan đến công tác thanh, kiểm tra cũng được lưu ý gồm tăng cường trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ công chức trong thực thi công vụ. Theo đó, các đơn vị chức năng tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp; xây dựng quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khi phục vụ công dân, doanh nghiệp…
Kế hoạch này sẽ giúp ngành Tài chính thực hiện thành công một trong chín nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 đã được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh là: Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, trọng tâm là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.