【số áo zidane】Một số chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm rất khó về đích, nếu không đột phá hơn
Tăng trưởng kinh tếtiếp tục gặp nhiều thách thức. |
Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá một số chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 sẽ rất khó đạt được nếu không có giải pháp đột phá hơn.
Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn là thách thức lớn
Theộtsốchỉtiêucủakếhoạchnămrấtkhóvềđíchnếukhôngđộtpháhơsố áo zidaneo chương trình phiên họp thứ 27, sáng 16/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, trong đó có đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khái quát, tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức, 9 tháng đầu năm 2023 đạt 4,24%, tạo áp lực lớn đối với việc đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,5%. Bình quân 3 năm 2021-2023 ước tăng trưởng GDP đạt 5,17-5,50%, thấp hơn bình quân 3 năm 2016-2018 (7,03%).
Bối cảnh thời gian tới, theo dự báo của Chính phủ, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh tác động từ bên ngoài, khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế không thể sớm khắc phục trong “một sớm, một chiều”. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là thách thức lớn; độ mở của nền kinh tế lớn làm các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn.
Diễn biến bất lợi của thế giới, khu vực sẽ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư… của nước ta, tạo sức ép rất lớn trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong các năm tiếp theo, Chính phủ dự báo.
Về khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021- 2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thêm một lần nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức, bình quân 2 năm 2021-2022 đạt 5,25%, 9 tháng năm 2023 đạt 4,24% và tiếp tục phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm đã đề ra.
Báo cáo nêu rõ, áp lực đặt ra đối với các năm còn lại là tương đối nặng nề và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, cần phải có nhiều quyết sách mới, tìm ra nhiều động lực, cơ hội mới để tăng tốc, bứt phá.
Như, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng giao thông quan trọng giúp mở rộng không gian phát triển; đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tranh thủ cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thu hút các dự ánFDI quy mô lớn; nghiên cứu và phát triển nhiều ngành công nghiệp mới, vật liệu mới như chip bán dẫn, hydrogen…
Không chỉ GDP khó về đích
Thẩm tra giữa kỳ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Thường trực Ủy ban Kinh tế đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2024 - 2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023. Cả WB và IMF đều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là 4,7%, năm 2024 là 5,5-5,8%.
“Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5% - 7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020 (6,25%) theo Nghị quyết của Quốc hội cần phải có sự cố gắng rất lớn”, Thường trực cơ quan thẩm tra lưu ý.
Báo cáo thẩm tra cũng phản ánh nhiều ý kiến cho rằng nhiệm vụ trước mắt phải củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng giao thông quan trọng giúp mở rộng không gian phát triển; đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tranh thủ cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thu hút các dự án FDI quy mô lớn; nghiên cứu và phát triển nhiều ngành công nghiệp mới, vật liệu mới như chip bán dẫn, hydrogen...
Cũng theo IMF, việc thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn trong thời gian tới cần dựa chủ yếu vào chính sách tài khóa, trong khi chính sách tiền tệ đã sử dụng quá nhiều trong thời gian qua và dư địa hiện tại là rất hạn hẹp, báo cáo nêu.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, llạm phát vẫn có rủi ro tăng cao cùng với việc tiếp tục triển khai lộ trình điều chỉnh giá Nhà nước quản lý (điện, học phí, giáo dục...) và tác động từ các yếu tố ngoài nước.
Bên cạnh chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu về lạm phát, Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá một số chỉ tiêu sẽ rất khó đạt được nếu không có giải pháp đột phá hơn.
Cụ thể, chỉ tiêu GDP bình quân đầu người ước đến cuối năm 2023 đạt 4.337 USD - 4.378 USD; trong khi mục tiêu kế hoạch là 4.700 USD - 5.000 USD.
Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo ước thực hiện đến cuối năm 2023 đạt 23,8 - 23,9 % GDP; mục tiêu kế hoạch là trên 25% GDP.
Chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân ước thực hiện đến cuối năm 2023 khoảng 3,77-4,76%; ước thực hiện cả giai đoạn 2021 - 2023 là 4,36-4,69%, thấp hơn so với bình quân 3 năm 2016-2018 (6,26%), còn khoảng cách rất xa so với mục tiêu kế hoạch bình quân trên 6,5%.
Tỷ lệ đô thị hóa (tỷ lệ dân số thành thị trong tổng dân số cả nước) ước thực hiện năm 2023 là 42,7%; bình quân giai đoạn 2021 - 2023 là 38,5%; thấp hơn nhiều so với mục tiêu kế hoạch là bình quân khoảng 45%.
Ngoài ra, một số chỉ tiêu về xã hội, chỉ tiêu về môi trường vẫn còn nhiều thách thức để đạt được như chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28-30%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tếđạt 95% dân số.
Chỉ tiêu dự báo không đạt là tuổi thọ trung bình khoảng 75,5 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh tối thiểu 67 năm…, cơ quan thẩm tra lưu ý.