【nhận định tot】Thu nhập khá từ đan sọt thủ công
作者:Thể thao 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:27:57 评论数:
Lấy chất lượng tạo uy tín
Bà Phạm Thị Ánh Tuyết (53 tuổi,ậpkhaacutetừđansọtthủnhận định tot ấp 2) đến với nghề đan sọt một cách rất tự nhiên. Bởi ngay từ nhỏ, khi còn sinh sống tại vùng đất Đạ Tẻh (Lâm Đồng), ba mẹ bà kiếm sống bằng nghề đan sọt, chuyên cung cấp sọt cho các vựa bán rau, hoa, quả. Bà cũng được ba mẹ dạy cách đan sọt nhưng không theo nghề, sau khi lập gia đình thì làm nghề buôn trái cây. Cách đây 10 năm, gia đình bà chuyển đến xã Đồng Tâm sinh sống. Với số vốn tích cóp được, gia đình bà mua miếng đất mặt tiền để buôn bán và 1 ha rẫy trồng điều. Nhận thấy thu nhập mang lại không cao, cuộc sống gia đình còn khó khăn, thiếu thốn, bà đã chọn nghề đan sọt làm kế sinh nhai. Bà Tuyết nói: “Trước đây, tôi đã học đan nhưng sọt đựng trái cây, rau củ quả dễ đan, là loại sọt dùng 1-2 lần rồi bỏ nên không cần cầu kỳ. Ở đây, người dân dùng sọt chủ yếu đựng nông sản (điều, mì lát) và sọt to để đựng thực phẩm rau củ quả đi bán rong nên yêu cầu sọt phải chắc, bền. Vì vậy để đan sọt đạt chất lượng tôi đi học nghề của những người đan sọt lâu năm ở xã”.
Vừa bán quán nước, mỗi ngày bà Phạm Thị Ánh Tuyết ở xã Đồng Tâm đan được từ 5-7 cái sọt tre
Trung bình mỗi ngày bà và con gái đan được từ 10-12 cái sọt (giá bán 70-120 ngàn đồng/cái tùy loại). Với những sọt to, cầu kỳ thì mỗi ngày bà đan được khoảng 2 cái (giá bán 300 ngàn đồng/cái), tuy nhiên khi nào có người đặt hàng mới đan vì loại này khó tiêu thụ.
Những ngày đầu, để sản phẩm tới tay khách hàng, bà đã đi tìm đầu ra cho sản phẩm từ các mối ở tỉnh Đắk Nông và huyện lân cận. Đồng thời, bà cũng chào hàng sản phẩm với giá thấp hơn bình thường. Dần dần, thấy sản phẩm đẹp, lại bền, giá mềm, người nọ rỉ tai người kia nên khách tìm tới đặt mua sản phẩm của vợ chồng bà ngày một nhiều hơn. Khách hàng nhiều, nguồn hàng không đủ cung cấp, bà còn mua thêm sọt của các hộ đan trong xã để đáp ứng nhu cầu. Bà Tuyết cho biết thêm: “Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, nghề đan sọt cũng cho gia đình thu nhập hơn 100 triệu đồng”.
Đáp ứng nhu cầu khách hàng
Gần 60 tuổi, ông Nguyễn Văn Hoàng (ấp 2) đã có 25 năm gắn bó với nghề đan sọt tre. Ông Hoàng kể: “Tôi biết nghề đan lát từ nhỏ, bởi ngày xưa cha tôi là thợ đan giỏi”. Rời Bình Dương lên Đồng Tâm lập nghiệp, cuộc sống còn khó khăn, không có đất sản xuất nên vợ chồng ông Hoàng chọn nghề đan sọt thủ công làm kế mưu sinh. Dù lớn tuổi nhưng với đôi bàn tay khéo léo, sản phẩm ông làm ra luôn được khách hàng ưa chuộng. Công việc bắt đầu vào mỗi buổi sáng sớm, đôi bàn tay thoăn thoắt chọn tre, rồi chẻ thành thanh nhỏ, vót thật bóng, tất cả đều được ông làm thủ công nhưng rất đều, thuần thục. “Làm việc này phải siêng năng, bọn trẻ nhà tôi đứa nào cũng biết đan nhưng không thích theo nghề. Sọt tôi làm vừa có độ bền, đẹp nên khách hàng rất hài lòng” - ông Hoàng nói.
Sản phẩm của ông Hoàng làm ra cũng chủ yếu để đựng nông sản, đặc biệt là vào mùa thu mua điều và mì lát hàng bán rất chạy, thời điểm khác trong năm thì bán lai rai. Do có tiệm buôn bán nhỏ bên đường nên ông để sản phẩm ra trưng, ai có nhu cầu thì mua. Tùy loại to nhỏ, sọt có giá từ 100-250 ngàn đồng/cái. Trừ chi phí mua tre, dây thép mỗi sản phẩm làm ra thu lời khoảng 60-70 ngàn đồng. Trung bình mỗi ngày, vợ chồng ông làm được 10 sọt. Trước đây, sọt tre của ông chỉ bán trong huyện, tỉnh thì nay đã được nhiều khách hàng từ Đắk Lắk, Đắk Nông, Sài Gòn đến đặt mua. Đặc biệt, có người đặt hàng để chuyển qua bán ở Campuchia. Ông bảo, có khi phải từ chối nhận đặt hàng vì không đủ sức làm.
Ông Trần Hoàn Khải, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: “Hiện nay, Đồng Tâm có khoảng 10 hộ làm nghề đan sọt tre. Hầu hết những hộ này đã gắn bó với nghề từ hơn 5 năm trở lên, có hộ đầu tư máy móc chuyên dụng để vót tre nhanh, đều hơn (một máy vót trị giá khoảng 12 triệu đồng). Họ làm ra sản phẩm đa dạng tùy theo nhu cầu khách hàng như sọt úp gà, sọt đựng rau củ quả, sọt đựng nông sản... Bên cạnh đó, cũng có nhiều gia đình nhận đan sọt tre vào thời gian nông nhàn trong năm để kiếm thêm thu nhập. Từ nghề này, đã có nhiều hộ trong xã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống”.
Cẩm Nhung