Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn VI có thời gian thực hiện 16 tháng,ángkiếnchungViệta88 app link từ 8/2016- 12/2017. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau thời gian triển khai, hai bên đã thực hiện tốt Kế hoạch hành động giai đoạn VI. Theo đó, đã có 28 cuộc đối thoại chính sách giữa các cơ quan liên quan của Việt Nam với phía Nhật Bản nhằm trao đổi về nội dung, kế hoạch hành động. Nhiều khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng của phía Nhật Bản đã được các bộ, ngành liên quan tiếp thu hoặc ghi nhận, tiếp tục nghiên cứu để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình hoàn thiện pháp luật, chính sách và tổ chức thực thi. Theo đánh giá của Ủy ban hỗn hợp Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản, trong tổng số 32 hạng mục nêu triển khai trong giai đoạn VI đã có tới 26 hạng mục triển khai tốt hoặc đang được triển khai, chỉ có 6 hạng mục chưa triển khai. Trong đó, 19 hạng mục triển khai tốt và đúng tiến độ bao gồm các hạng mục liên quan đến các vấn đề dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dịch vụ logistics- vận tải, lao động. 7 hạng mục đang triển khai nhưng chậm tiến độ liên quan đến các nhóm vấn đề về những quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai và pháp luật khác liên quan đến đến đầu tư, kinh doanh, ngành phân phối dược phẩm. Cũng theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một trong những nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ là do phía Nhật Bản cần thêm thời gian để cung cấp tài liệu và thu thập đủ thông tin để gửi tới các cơ quan phía Việt Nam. Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Luật) hoặc những vấn đề mang tính chủ trương đòi hỏi thêm thời gian để xử lý hoặc tiếp tục nghiên cứu. 6 hạng mục chưa triển khai liên quan đến vấn đề tiền lương, những quy định đối với ngành phân phối dược phẩm... Các hạng mục này sẽ tiếp tục được hai Bên thảo luận trong thời gian tới.
Đánh giá về kết quả 14 năm thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản nói chung và kết quả thực hiện giai đoạn VI nói riêng, ông Hideo Ichikawa- Chủ tịch Ủy ban kinh tế Việt- Nhật cho rằng, về cơ bản, Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản đã có tác động tích cực cho Việt Nam trong mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy đầu tư mới, cũng như mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Đồng thời, cũng là kênh thông tin hữu hiệu để các cơ quan của Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực thi chính sách pháp luật. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển mới, giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản cần có phương pháp tiếp cận, cách thức triển khai mới phù hợp với thực tế. Bên cạnh các nhóm vấn đề doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, giai đoạn VII cần đề cập tới những vấn đề vĩ mô gắn với những khuyến nghị chính sách lớn, khả thi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam, đẩy mạnh hơn nữa đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. |