【bxh kuwait】Khoảng 2.000 trẻ em Việt Nam chết đuối mỗi năm
Ngày 19/12,ảngtrẻemViệtNamchếtđuốimỗinăbxh kuwait Hội thảo Tăng cường các giải pháp chỉ đạo trong công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước ở trẻ em, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ LĐTB&XH được tổ chức tại TP Cần Thơ.
Ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Trẻ em – Bộ LĐTB&XH) cho biết, hàng năm, có khoảng 2.000 trẻ em ở Việt Nam tử vong do đuối nước, trong khi chúng ta hoàn toàn có khả năng phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng này.
Hội thảo tăng cường các giải pháp chỉ đạo trong công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước ở trẻ em được tổ chức tại Cần Thơ. |
Theo ông Nam, Thủ tướng đã ban hành chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020, trong đó công tác phòng, chống đuối nước trẻ em đã được các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo triển khai hàng năm.
Nhận thức của cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em được nâng lên. Trẻ em được dạy kĩ năng an tòan trong môi trường nước, dạy bơi an toàn…
Tám em học sinh chết đuối thương tâm trên Sông Đà vào năm 2019. |
Song, công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: nhận thức, kiến thức, kỹ năng của cộng đồng, cha mẹ… còn hạn chế, bất cập. Môi trường sống còn nhiều tiềm ẩn, nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em. Nhiều trẻ còn thiếu kỹ năng phòng, chống đuối nước.
“Để giảm thiếu tử vong do đuối nước ở trẻ em, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, chu đáo, cụ thể đến tỉ mỉ của các cấp, ngành, đoàn thể và sự vào cuộc đông đảo của người dân, gia đình”, ông Nam nói.
Ông Đặng Hoa Nam phát biểu tại hội thảo. |
Theo ông Nam, phải đặc biệt quan tâm đến can thiệp trực tiếp tại cộng đồng, đến việc trẻ phải được biết, được rèn luyện kỹ năng sinh tồn trong môi trường nước, bơi và cứu đuối an toàn.
“Đây là kỹ năng bắt buộc phải được trang bị, đồng thời mỗi gia đình phải thấy rõ trách nhiệm bảo vệ chính con em mình…”, ông Nam lưu ý và nói thêm, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội cấp cơ sở có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn cho trẻ em, trong đó phòng, chống đuối nước là một trong những ưu tiên hàng đầu.
“Vai trò, trách nhiệm của truyền thông, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng, từ việc nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của phòng ngừa đuối nước trẻ em đến kỹ năng giám sát, xử lý, sơ cứu mà gia đình, cộng đồng và chính các em phải được trang bị để cứu và tự bảo vệ sinh mạng trẻ em”, ông Nam cho biết.
Bà Đoàn Thị Thu Huyền, Giám đốc quốc gia, Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu (GHAI) tại Việt Nam chia sẻ, bà được đi nhiều nơi và chứng kiến nhiều câu chuyện cha mẹ mất đi những đứa con thân yêu do đuối nước.
Theo bà, đuối nước trẻ em xảy ra nhiều nhất vào thời điểm mùa hè, đỉnh điểm vào tháng 6, chứ không phải trong mùa mưa bão. Vì khi đó, trẻ em thường rủ nhau ra ao, hồ… tắm giải nhiệt nên tình trạng đuối nước xảy ra nhiều hơn.
Bà Đoàn Thị Thu Huyền phát biểu tại hội thảo. |
Để giảm thiểu tử vong do đuối nước theo bà cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho trẻ em ngay từ khi kết thúc năm học, kéo dài đến tháng 9, 10 khi trẻ trở lại năm học.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp cho biết, từ năm 2016 đến nay, có 147 trẻ em trên địa bàn tỉnh bị đuối nước.
Nguyên nhân là sự chủ quan của gia đình như: thiếu quan tâm, giám sát đối với các em; không chủ động dạy bơi cho trẻ.
Ngoài ra tình trạng gia đình nghèo khó, cha mẹ phải đi làm ăn xa gửi con cháu cho người già trông coi, ít quan tâm trẻ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em bị đuối nước.
Theo lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp, để phòng chống đuối nước ở trẻ em, các ngành, các cấp tăng cường sự phối hợp trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Phải đẩy mạng triển khai thực hiện tốt chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước trẻ em sâu rộng, huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệm cùng tham gia, để hạn chế mức thấp nhất trẻ tử vong do đuối nước.
Khuyến khích xã hội hoá các hoạt động phục vụ chương trình phòng, chống đuối nước cho trẻ. Làm tốt công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội như: nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, gia đình trong phòng chống đuối nước trẻ em.
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo. |
Đóng góp giải pháp khắc phục tình trạng đuối nước ở trẻ em, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành uỷ Cần Thơ cho biết, các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, triển khai, thực hiện có hiệu quả các văn bản của Đảng, Nhà nước về “tăng cường thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em".
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc này. Tuyên truyền, vận động người dân, nhất là gia đình có trẻ em, thường xuyên quan tâm, giám sát con em, đặc biệt là trong mùa mưa bão, nước nổi.
Chủ động đưa trẻ đi học bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, xây dựng ngôi nhà, trường học và cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước.
Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thuỷ, phòng chống đuối nước trẻ em tại các cơ sở và xử nghiêm các trường hợp vi phạm. Rà soát kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để chủ động phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho trẻ. Triển khai cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong phòng, chống đuối nước trẻ em.
Bà Đinh Thị Mai, Vụ trưởng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khép lại hội thảo. |
Khép lại hội thảo, bà Đinh Thị Mai, Vụ trưởng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận các ý kiến, chia sẻ bổ ích, thiết thực của các đại biểu về tình trạng, tầm quan trọng trong phòng, chống đuối nước ở trẻ em. “Đặc biệt, các đại biểu đã chỉ ra những giải pháp, đề xuất để giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị đuối nước ở Việt Nam trong thời gian tới”, bà Mai nói.
Bà Mai đề nghị các ngành, các cấp, địa phương, cơ quan truyền thông tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền làm rõ, nêu bật những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em.
"Tôi đề nghị lãnh đạo Ban Tuyên giáo các địa phương chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền phải đa dạng hình thức, nhất là chú trọng, vận dụng những cách tuyên truyền mới như sử dụng mạng xã hội, quay clip tiktok...", bà Mai nói về cách tuyên truyền phòng, chống đuối nước ở trẻ em.
"Giảm đuối nước trẻ em là mục tiêu cần sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng với sự phối hợp của các bộ ban ngành, nhà trường, gia đình và khả năng tự bảo vệ của các em", bà Mai nói thêm.
Cuộc sống của 9X Việt cứu người đuối nước, được Nhật Bản tặng bằng khen
Chàng trai Việt Nam 21 tuổi vừa được Sở Cứu hỏa và Cứu nạn tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) trao tặng bằng khen vì hành động dũng cảm của mình.