Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp,ốcđiềutrịmã kèo nhà cái đánh vào tâm lý lo lắng của người dân, thị trường thuốc trực tuyến gần đây xuất hiện nhiều mặt hàng được quảng cáo là "xách tay" từ Ấn Độ, Nga, Trung Quốc… có khả năng phòng và điều trị Covid-19. Đáng nói, mỗi tài khoản trên mạng xã hội rao bán thuốc với giá khác nhau, từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/hộp.
Loại thuốc Arbidol được một người bán hàng trên mạng xã hội quảng cáo là hàng "xách tay" được dùng phổ biến ở Nga cho cả trẻ em và người lớn để phòng Covid-19; giá từ 380.000- 480.000 đồng/ hộp (10 viên). Các loại thuốc có tên Favipivavir 400mg, thuốc Molnupiravir 400mg… cũng được nhiều chủ hàng rao bán với giá vài triệu đồng/hộp. Nhiều chủ hàng "chợ mạng" còn quảng cáo cả thuốc Liên Hoa Thanh Ôn với tác dụng là một phần liệu pháp điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc với tác dụng ức chế sự phát triển, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh Covid.
Lực lượng chức năng liên tục phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến thuốc điều trị Covid-19 |
Để sử dụng đủ một liệu trình theo hướng dẫn của những người bán thuốc trên mạng, mỗi khách hàng có thể phải bỏ hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, chất lượng các loại thuốc này chưa được cơ quan có thẩm quyền nào kiểm chứng.
Thực tế, thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tục phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ. Công an TP. Hồ Chí Minh mới phát hiện 9.200 hộp thuốc được quảng cáo là điều trị Covid-19, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đầu tháng 11 vừa qua, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phát hiện, thu giữ 266 hộp thuốc với khoảng hơn 3.000 viên thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19 đã chuyển lậu từ nước ngoài về Việt Nam, được cất giấu lẫn trong đồ dùng cá nhân. Hay mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 thuộc Cục QLTT Hà Nam đã tạm giữ 272 hộp thuốc hỗ trợ phòng, chống Covid-19 nhãn hiệu "ABIDOL" không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
Trước tình trạng "loạn" giá thuốc và công dụng của thuốc điều trị Covid-19 trên thị trường, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 10425/QLD-KD gửi các cơ sở sản xuất thuốc về việc báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu Molnupiravir, Favipivavir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose. Thời gian gần đây, Cục Quản lý dược đã cấp phép nhập khẩu cho một số đơn hàng dược chất, bán thành phẩm thuốc của các cơ sở sản xuất thuốc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, kiểm nghiệm và sản xuất thuốc xuất khẩu; các cơ sở không được sử dụng vào mục đích khác, không lưu thông trên thị trường. Thuốc thành phẩm sản xuất không được lưu hành tại Việt Nam.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân không nên tự ý mua thuốc để dự trữ, tự điều trị tại nhà. Các cơ quan quản lý cần siết chặt hơn nữa đối với việc bán hàng, quảng cáo trực tuyến, nhất là thuốc chữa bệnh. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, quảng cáo quá công dụng của thuốc, tăng giá bất hợp lý…
Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), những hiện tượng lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, theo quy định, những vi phạm này sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng; đình chỉ hoạt động kinh doanh của các đơn vị vi phạm từ 3 - 6 tháng. |