Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định làm chủ lễ tế Lễ tế Đàn Âm hồn được phục dựng theo nghi thức của triều đình được ghi lại trên Châu bản dưới thời vua Thành Thái. Lễ tế được tổ chức trang nghiêm. Trên bàn tế có đầy đủ các bài vị của Thổ công (thần đất),ễtếÂmhồntưởngniệmngàythấtthủKinhđôtài xỉu 1.75 bài vị của Nam phụ lão ấu, binh sĩ và các lễ vật… Đây là năm thứ 4 lễ tế Âm hồn tại đàn Âm hồn được tổ chức. Việc tổ chức lễ tế không chỉ thể hiện sự tôn trọng lễ nghi, đạo lý dân tộc mà còn là dịp nhắc nhở mọi người dân về một bài học lịch sử của quê hương. Sau lễ tế, nhiều người dân đã đến đây thắp hương cầu nguyện. Đàn Âm hồn được triều đình nhà Nguyễn lập năm 1894, dưới triều vua Thành Thái, là nơi thờ tự, cúng tế vong linh các quan viên, binh lính, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế (ngày 5/7/1885, nhằm ngày 23/5 năm Ất Dậu). Hàng năm, cứ vào dịp 23/5 Âm lịch, người dân Huế đều tổ chức lễ cúng trang trọng tại Đàn Âm Hồn, các miếu âm hồn và trên các tuyến đường, để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong sự kiện Kinh đô thất thủ, cầu cho các vong hồn được siêu thoát. Trải qua nhiều năm, hoạt động mang tính nhân văn này trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tâm linh ở Cố đô. Một số hình ảnh tại buổi lễ: Lễ tế Âm hồn trở thành sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đậm tính nhân văn của người dân Huế Lễ tế được tiến hành theo nghi thức truyền thống Đội khí nhạc phục vụ lễ tế Lễ vật dâng cúng Người dân đến thắp hương cầu nguyện Tin, ảnh: Minh Hiền |