【tỉ số các trận】Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-09 23:56:43 评论数:
VHO - Đó là chủ đề Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Báo chí và Tuyên truyền,ềnthôngchínhsáchvềđavănhóatrongbốicảnhhộinhậpquốctếtỉ số các trận Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 11.10 tại Hà Nội.
Dự và chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;TS Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA): Ông Lee Byung Hwa, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam; Bà Yang Seohyeon, Phó Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam; TS. Kim Sonho, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông, Quỹ Xúc tiến Truyền thông Hàn Quốc (KPF).
Tham dự Hội thảo còn có hơn 150 đại biểu là những chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước; đại biểu các ban, bộ, ngành; lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội; lãnh đạo các nhà trường, học viện, các cơ quan nghiên cứu…
Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Với mục tiêu nâng cao năng lực về truyền thông chính sách tại Việt Nam, từ năm 2016 đến năm 2023, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã phối hợp tổ chức thành công 8 hội thảo khoa học quốc tế về truyền thông chính sách trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ do KOICA tài trợ.
Nối tiếp thành công trên, Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế” năm 2024 được tổ chức nhằm làm sáng tỏ, hệ thống hóa khái niệm, mục đích, đặc trưng của truyền thông chính sách về đa văn hóa; đồng thời tìm hiểu thực trạng, mô hình truyền thông chính sách về đa văn hóa tại Việt Nam, Hàn Quốc và trên thế giới.
Hội thảo cũng là dịp để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận, các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực thực tiễn tiếp tục quán triệt đầy đủ, thống nhất nhận thức, làm rõ và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn; trên cơ sở đó thảo luận, đề xuất các giải pháp phù hợp, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam, Hàn Quốc cũng như các nước khác trên thế giới.
Khẳng định truyền thông về chính sách nói chung và truyền thông về đa văn hóa nói riêng có vai trò vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi một quốc gia, trong phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, đây cũng là vấn đề được Việt Nam và Hàn Quốc đặc biệt quan tâm, đầu tư, nghiên cứu làm rõ.
Thực tiễn chứng minh, truyền thông chính sách ở nước ta đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là kênh thông tin hữu hiệu để các cơ quan chức năng kịp thời lắng nghe ý kiến góp ý của các tổ chức doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, nhất là những đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách.
Trong thành công chung của các hoạt động đó, truyền thông chính sách về đa văn hóa đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, sự hòa hợp dân tộc, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; qua đó, giới thiệu đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, đóng góp vào sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy nhiên, truyền thông chính sách nói chung và truyền thông chính sách về đa văn hóa nói riêng ở Việt Nam vẫn còn những điểm hạn chế và bất cập nhất định. Đặc biệt, truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế là vấn đề mới, tồn tại nhiều khoảng trống nghiên cứu lớn về cả lý luận cũng như thực tiễn.
Không ít chủ thể truyền thông chính sách chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề văn hóa, dân tộc; thông tin chính sách tiếp cận đến đồng bào các dân tộc, nhất là các vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế…
Hệ quả của việc truyền thông chính sách về đa văn hóa không bảo đảm chất lượng có thể dẫn đến sự cố, khủng hoảng truyền thông trên một số lĩnh vực, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bùng nổ thông tin như hiện nay, công tác truyền thông chính sách về đa văn hóa phải được chú trọng thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả như một ưu tiên hàng đầu.
Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế" sẽ làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn; các bài học kinh nghiệm, những mô hình hay, cách làm sáng tạo và nhiều giải pháp mới, đặc biệt là những giải pháp mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả truyền thông đa văn hóa trong tình hình mới.
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật khẳng định: Với hơn 50 tham luận có chất lượng cao của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung nêu bật những điểm mới trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong vấn đề truyền thông chính sách về đa văn hóa và việc vận dụng những quan điểm này trong thực tiễn truyền thông;
Thực tiễn, cơ hội và thách thức đặt ra đối với truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, Hàn Quốc cũng như một số nước trên thế giới. Ngoài ra, các tham luận còn nêu những kinh nghiệm, cách làm hay, thực tiễn tốt tại Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia khác trong hoạt động truyền thông chính sách về đa văn hóa; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông chính sách về đa văn hóa…
Để Hội thảo đạt được kết quả như kỳ vọng PGS.TS Vũ Trọng Lâm đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học trao đổi, thảo luận, chia sẻ các thông tin, các bài học kinh nghiệm, những mô hình hay, cách làm sáng tạo và nhiều giải pháp mới, đặc biệt là những giải pháp mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả truyền thông đa văn hóa trong tình hình mới.
Trong đó tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung sau:
Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, ý nghĩa, vai trò của truyền thông chính sách về đa văn hóa với việc xây dựng xã hội khoan dung, hài hòa và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chú trọng làm rõ những điểm mới trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về truyền thông chính sách về đa văn hóa và việc vận dụng những quan điểm này trong thực tiễn truyền thông chính sách hiện nay.
Đánh giá thực trạng truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam cũng như dẫn chiếu những kinh nghiệm, bài học tham khảo từ các quốc gia khác trên thế giới.
Phân tích những cơ hội và thách thức đặt ra đối với truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
Đưa ra những dự báo về xu hướng truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính thực tiễn để trực tiếp giải quyết vấn đề mang tính thời sự hiện nay trong truyền thông chính sách về đa văn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông đa văn hóa trong tình hình mới.