【kết quả trận spartak moscow】5 năm tới kinh tế sẽ cất cánh?

时间:2025-01-25 22:01:44 来源:88Point

5 nam toi kinh te se cat canh

Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi giai đoạn suy giảm. (Ảnh: H.LINH)

Vượt khó

Điểm lại chặng đường 5 năm qua (2011-2015) tại Diễn đàn Đối tác phát triển (VDPF) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015. Tăng tưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý và phục hồi khá cao vào những năm cuối; chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt trên 6,5%, cao nhất 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%). Bình quân 5 năm 2011-2015 đạt khoảng 5,9%. GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người 2.228 USD.

Tuy tăng trưởng 5 năm qua không đạt kế hoạch đề ra, nhưng nhiều mặt về kinh tế, xã hội của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá tích cực. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: “Tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam gần đạt 6% trong thời gian qua trong khi các nước trong khu vực đạt 5,6% làm cho quy mô nền kinh tế tăng gần gấp đôi, và hiện nay đạt khoảng 200 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người tăng 4,8% hàng năm, hiện nay đạt 2.200 USD”.

5 năm tới, Việt Nam thoát khỏi giai đoạn suy giảm

Chính phủ đã đề ra mục tiêu điều hành nền kinh tế trong 5 năm tới với mức tăng trưởng GDP là 6,5-7%, kiểm soát lạm phát trong khoảng 5-7%. Bội chi ngân sách Nhà nước đến năm 2020 giảm xuống còn 4,8% GDP. Đây là mục tiêu khá lạc quan bởi trong 7 năm qua Việt Nam đã phải trải qua hai đợt lạm phát tăng cao khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái kéo dài.

Tại hội thảo dự báo kinh tế Việt Nam 2016-2020, bà Mai Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) nhận định: Giai đoạn 2016-2020 kinh tế Việt Nam sẽ thoát khỏi giai đoạn suy giảm và bắt đầu vào chu kỳ phục hồi mới. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng hồi phục mạnh trong giai đoạn tới nhờ vào hàng loạt yếu tố hỗ trợ từ giá hàng hóa thấp, lực đẩy từ các DN FDI và nhu cầu bên ngoài, cùng với những cải cách về thể chế của nền kinh tế sẽ phát huy hiệu quả.

Trong số 3 kịch bản được Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia đưa ra cho giai đoạn 2016-2020, thì có 2 dự báo khá lạc quan với mức tăng trưởng GDP đạt từ 6,67-7% trở lên và lạm phát duy trì ở mức một con số. Còn ở kịch bản kém lạc quan hơn, tăng trưởng vẫn đạt 6% còn lạm phát cao trở lại trên 7%.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lạc quan: “Sau giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng dưới 6%, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong 5 năm tới, với mức trung bình 6,5-7%. Thu nhập bình quân đầu người, theo đó đạt 3.200-3.500 USD vào năm 2020, tăng khoảng 1.000 USD so với hiện nay”.

Sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức

TS Lương Văn Khôi, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia) cho rằng: Những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và ổn định kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2020 là nâng cao hơn nữa hiệu lực thực thi chính sách trong quá trình đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và tận dụng tốt thời cơ hội nhập. Đáng lưu ý, Hiệp định TPP dự báo sẽ tác động lan tỏa tích cực tới thương mại Việt Nam. Theo tính toán của các DN, nếu thuế NK giảm xuống 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường sang các nước TPP, đặc biệt là Mỹ. Thêm vào đó Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội XK và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu.

Mặt khác, Bà Victoria Kwakwa đại diện Ngân hàng thế giới tại Việt Nam trong phần cuối của bài phát biểu tại Diễn đàn VDPF đã đặt ra một câu hỏi đầy nhức nhối. Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới? Nhất là, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Nhưng tỉ lệ thu trên GDP đã thể hiện xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%. Tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ. Ngoài ra, nguồn vốn ODA cũng phải được sử dụng hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn tư nhân.

“Nền kinh tế và xã hội Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp trong những năm tới, vì vậy đòi hỏi Nhà nước phải có năng lực và trách nhiệm giải trình cao hơn thì mới quản lí được. Vấn đề mấu chốt ở đây là phải có một bộ máy hành chính công chuyên nghiệp. Quá trình cải cách hành chính công kéo dài của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa cho thấy kết quả rõ nét. Có lẽ cần xem xét vấn đề lại và xốc lại quyết tâm thì mới có thể thành công được.” – bà Victoria Kwakwa khuyến nghị.

Đưa ra thông điệp tăng trưởng đến cộng đồng quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Trong 5 năm tới (2016-2020), bên cạnh thời cơ, thuận lợi, Việt Nam cũng phải nỗ lực để vượt qua những khó khăn, thách thức không nhỏ. Chúng tôi nhận thức rõ rằng, những bước phát triển sắp tới của chúng tôi có nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt và vượt qua không ít khó khăn, thách thức”.

Bày tỏ không chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đạt được, Thủ tướng thể hiện quyết tâm: “Nếu 5 năm 2011 – 2015 tăng trưởng chỉ đạt khoảng gần 6%, thì mục tiêu 5 năm tới phải từ 6,5-7% và nền tảng vĩ mô ổn định”.

TS Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp (Bộ Công Thương):

Hội nhập ngày càng sâu rộng, mỗi biến động của thế giới đều tác động tới kinh tế Việt Nam. Dự báo tốt về triển vọng kinh tế thế giới và đánh giá được những tác động của tình hình thế giới, của các Hiệp định thương mại sẽ giúp cho các ngành nghề kinh tế, các DN kinh doanh chủ động nắm bắt những cơ hội, vượt qua khó khăn để thúc đẩy sản xuất và kinh doanh, từ đó phát triển kinh tế. Trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh lên trong trung hạn, kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng tích cực trong những năm tới.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam:

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư khoảng 9-10% GDP vào các lĩnh vực như giao thông, năng lượng, nước sạch… ở mức rất cao và theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn ngân sách này đã giúp Việt Nam nâng cao chất lượng và hiệu quả của mạng lưới cơ sở hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên, vì nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phát triển, đất nước đang ngày càng giàu hơn, Việt Nam bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới về nguồn tài chính để xây dựng kết cấu hạ tầng. Khi kinh tế phát triển ngày càng mạnh hơn, Việt Nam tiếp tục bị mất đi các nguồn viện trợ không hoàn lại và vay vốn ODA ưu đãi. Điều này đang làm giảm một nguồn lực tài chính vô cùng quan trọng mà thường được sử dụng cho các cơ sở hạ tầng trọng yếu.

Ông Jonathan Dunn, đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam:

Việt Nam nên tăng cường nỗ lực thu ngân sách, tiếp tục hợp lý hóa khoản chi lớn cho lương ở khu vực công bằng cách cải cách toàn diện bộ máy công chức và tăng chi đầu tư công nhưng hiệu quả hơn… Củng cố tài khóa sẽ mang lại nhiều lợi ích nhờ tính bền vững của nợ công và có thêm không gian tài khóa để đối phó với các cú sốc bên ngoài có thể xảy ra. Ngoài ra, cần thúc đẩy cải cách cơ cấu. Tiến hành cải cách nhanh hơn và chất lượng hơn sẽ giúp tăng thêm niềm tin, giảm rủi ro tài khóa phát sinh từ khu vực ngân hàng và các DNNN, thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là hoạt động XK của các DN trong nước nhằm tạo công ăn việc làm và những cơ hội cho lực lượng lao động đầy nhiệt huyết và đang tăng nhanh của Việt Nam.

L.B (ghi)

相关内容
推荐内容