88Point88Point

【7m.cn.livecore】Mất mùa vì mặn xâm nhập

Mất mùa là tình cảnh mà nhiều nông dân đang thu hoạch vụ lúa Đông xuân 2015-2016 trên địa bàn huyện Long Mỹ phải gánh chịu do tình hình xâm nhập mặn gay gắt trong thời gian qua. Tuy nhiên,ấtmavmặnxmnhậ7m.cn.livecore có một nghịch lý là việc thống kê mức độ ảnh hưởng để báo cáo so với thực tế dường như chưa phù hợp nên người dân chưa được xem xét hỗ trợ kịp thời.

Nhiều diện tích lúa Đông xuân của người dân xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của mặn.

Có mặt tại cánh đồng lúa đang vào mùa thu hoạch ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, chúng tôi cảm nhận được nỗi buồn của người dân nơi đây, khi nhiều mảnh ruộng trước đó bị nước mặn xâm nhập và hiện gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho bà con. Tuy lúa chỉ mới đến ngày thu hoạch, nhưng nhìn những bông lúa đang thu hoạch mà cứ tưởng lúa bị chết khô từ bao giờ. Cùng nhân công cắt chắt mót từng bông lúa của gia đình, ông Lê Xuân Hiểu ngậm ngùi cho biết: “Khi lúa vừa trổ cuối bông, lúc đó nhìn ruộng lúa xum xuê cứ nghĩ năm nay sẽ trúng mùa, nhưng nào ngờ bị đợt nước mặn đột ngột trước tết tấn công làm cho 2,7/3ha lúa (giống OM 5451) của gia đình bị giảm năng suất đáng kể. Thông thường, năng suất lúa của tôi trong vụ này đạt từ 900-1.000 kg/công (1.300m2), nhưng giờ chỉ còn khoảng 400 kg/công mà thôi”.

Theo nhiều người dân nơi đây, mọi năm vào khoảng gần cuối tháng 2 (tức khoảng lối rằm tháng Giêng âm lịch), nước mặn mới bắt đầu đổ về với nồng độ ít và sau đó đạt đỉnh điểm vào tháng 4. Nhưng năm nay, từ ngày 28 đến mùng 5 tết (những ngày đầu tháng 2 dương lịch), xuất hiện triều cường dâng cao kèm theo nước mặn với nồng độ lên đến 7‰. Việc mặn về sớm và đột ngột làm cho người dân nơi đây trở tay không kịp, dẫn đến nhiều diện tích lúa Đông xuân trong giai đoạn trổ bị ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch. Ông Lê Văn Việt, ở cùng ấp 10, thông tin: “Thấy nước dâng cao cứ nghĩ là chuyện bình thường, không ngờ mấy hôm sau thấy lục bình dưới sông chuyển màu và chết dần, khi đó mới biết mặn đã tràn về thì đã quá muộn. Do ảnh hưởng của mặn mà 5 công lúa của tôi vừa thu hoạch xong chỉ được 35 bao (mỗi bao 42kg), tính ra mỗi công chưa được 300kg, đây là vụ lúa Đông xuân thất nhất từ trước đến nay”.

Hiện không riêng gì ông Hiểu và ông Việt, đa phần nông dân trồng lúa ở ấp 10 đều rơi vào hoàn cảnh tương tự. Việc nông dân mất mùa ngay vụ sản xuất chính trong năm dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có không ít hộ lâm vào cảnh nợ nần, có hộ tính cách đi Thành phố Hồ Chí Minh làm việc cho công ty để kiếm tiền trả nợ. Bởi theo phản ánh của bà con nông dân, do không thuê được máy cắt vì lúa bị sập, chết loang lổ nên nông dân đành chuyển sang mướn nhân công thu hoạch bằng tay với giá 500.000 đồng/công, cộng thêm 300.000 đồng tiền mướn trâu kéo và máy suốt, tính ra mỗi công đã tốn gần 1 triệu đồng. Ngoài ra, nếu tính luôn chi phí phân, thuốc, giống,… thì mỗi công phải bỏ ra không dưới 2,5 triệu đồng, trong khi lúa suốt ra bán lại chưa tới 2 triệu đồng/công.

Ông Lê Xuân Hiểu cho biết thêm: “Biết rằng là lỗ nhưng cũng đành bóp bụng mà chịu, chứ lúa chín mà bỏ ngoài đồng thì tội lắm. Hiện nông dân nơi đây rất cần các ngành chức năng có liên quan của tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí nhằm có điều kiện tái sản xuất cho vụ sau. Chứ với tình hình này, đã có một số thanh niên trong ấp tìm đến các công ty trên Thành phố Hồ Chí Minh để làm thuê, lực lượng cắt lúa bây giờ đa phần là phụ nữ”.

Song song với những khó khăn của người dân thì có một nghịch lý đang diễn ra ở đây là việc thống kê mức độ ảnh hưởng để báo cáo so với tình hình thực tế dường như chưa phù hợp lắm! Mặc dù ngành nông nghiệp địa phương thống kê mức độ ảnh hưởng nhiều nhất là 30%, nhưng qua quan sát thực tế của chúng tôi và theo phản ánh của người dân thì tỷ lệ ảnh hưởng phải ở mức từ 50-60%, có hộ gần 70%; đây là điều đang gây bức xúc cho người dân. Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Viễn A Trần Thanh Giang cho hay: Do ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn trong thời gian qua, toàn xã có khoảng 1.000/1.440ha lúa Đông xuân 2015-2016 bị ảnh hưởng, đặc biệt có 60ha của gần 50 hộ bị thiệt hại với tỷ lệ từ 10-30% (ghi nhận đến thời điểm này, toàn huyện Long Mỹ có 93ha bị thiệt hại với tỷ lệ trên - phóng viên), còn lại bị nhẹ, tập trung ở ấp 7, 8, 9 và 10. Đối với 60ha này, chúng tôi đã lập danh sách gửi về trên đề nghị xem xét có hướng hỗ trợ cho người dân, nhưng được ngành nông nghiệp tỉnh trả lời là không hỗ trợ do mức độ ảnh hưởng thấp. Hiện tại, tuy nồng độ mặn trên địa bàn xã đã giảm xuống còn dưới 1‰, nhưng trước dự báo của ngành chức năng là nước mặn sẽ bước vào cao điểm từ tháng 3 này và kéo dài đến tháng 6, do đó để đảm bảo nguồn nước ngọt trong sinh hoạt và sản xuất cho người dân, nhất là tránh thiệt hại cho khoảng 1.200ha lúa Đông xuân đang và chuẩn bị thu hoạch trong thời gian tới, địa phương đang tích cực theo dõi nồng độ mặn để kịp thời thông báo cho người dân có biện pháp phòng ngừa. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra cũng như đắp các đập thời vụ nhằm ngăn mặn đạt hiệu quả.

Trước tình hình xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, bên cạnh công tác xây dựng các công trình và phi công trình để ứng phó thì việc hỗ trợ cho những người dân bị thiệt hại nặng cũng là việc làm không kém phần quan trọng. Do vậy, thiết nghĩ các ngành chức năng cần xem xét lại tình hình để có giải pháp giúp bà con vượt qua khó khăn. Bởi, theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai Trung ương Cao Đức Phát thì hiện tượng hạn, xâm nhập mặn năm nay được xem là thiên tai nghiêm trọng…   

Bài, ảnh: TUẤN PHÁT

赞(32695)
未经允许不得转载:>88Point » 【7m.cn.livecore】Mất mùa vì mặn xâm nhập