游客发表
Cô và trò Trường mầm non Họa Mi (Tây Lộc)
Chơi để học
Ở Trường mầm non Hương Lưu (TP. Huế),ẻlàtrungtâlịch thi đấu bóng đá juventus chúng tôi được chứng kiến trẻ chơi trò "khám bệnh" và “bán hàng”. Trong vai “bác sĩ”, trẻ đeo ống nghe vào tai, đặt ống nghe lên ngực "người bệnh", mặt tỉnh bơ, nhìn thật dễ thương. Còn trong trò chơi “bán hàng”, người bán hàng nhí thì mời chào và người mua hàng nhí ngã giá… cứ y như thật.
Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường mầm non Hương Lưu còn phối hợp với nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh, như Đại Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, lăng tẩm, nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ; tổ chức các buổi giao lưu “Ngày hội giáo dục phát triển vận động”; giao lưu “Bé khéo tay”; tham gia phiên chợ quê và các gian hàng ẩm thực với những món đặc sản truyền thống của quê hương...
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Nhung, Trường mầm non 1, chia sẻ tình huống thú vị: Tiết học đôi khi không diễn ra theo ý của giáo viên. Có khi chúng tôi định giới thiệu với các bé về bể cá nhưng khi bước ra khu vực ngoài trời, nhiều bé lại tò mò về các loài hoa đang nở trong sân trường. Vậy là, cô giáo phải nắm bắt ngay niềm hứng thú đó, cùng trẻ tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm của các loài hoa trong niềm say sưa, hứng thú con trẻ.
Cô giáo Phan Thị Nam, Hiệu trưởng Trường mầm non Hương Lưu, cho biết: “Trong khi chơi, trẻ thể hiện rõ ý thức làm chủ, hoạt động hết mình, tích cực và độc lập. Trẻ học qua chơi, chơi mà học. Trong đó, trẻ nhà trẻ hoạt động chơi chủ đạo là hoạt động với đồ vật và trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là chủ đạo, mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Hoạt động này không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình do chính sức hấp dẫn của trò chơi”.
Rèn luyện kỹ năng
Tháng 3/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Hội thi có 100% trường mầm non tham gia và được xem là dịp giúp cán bộ quản lý, các cô giáo mầm non nâng cao kiến thức, hiểu sâu quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên được nâng cao kỹ năng tạo góc chơi, khai thác hiệu quả đồ dùng đồ chơi, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm, sẵn có tại địa phương; trang trí lớp, xây dựng môi trường lớp học đẹp, thân thiện, đảm bảo an toàn cho các hoạt động của cô và trẻ, thu hút trẻ đến trường.
Trường mầm non Hương Lưu chủ động ứng dụng, chọn lọc nhiều nội dung, hình thức giáo dục tiên tiến, hiện đại vào giảng dạy. Tất cả các hoạt động của trường đều hướng tới mục tiêu cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, nhân cách, tinh thần và an toàn… bằng những việc làm cụ thể như tham gia vào các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày tại trường; mạnh dạn và có kỹ năng giao tiếp trong các mối quan hệ với những người gần gũi chung quanh; tạo cơ hội cho trẻ được tự phục vụ và giúp đỡ người khác. Từng nhóm trẻ đang quây quần vui đùa với các trò chơi theo sở thích như chơi cầu trượt, bơi lội, rèn luyện thể lực…
Thực tế ở Thừa Thiên Huế cho thấy, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non là không chỉ truyền đạt kiến thức thụ động mà giáo viên còn biết tạo ra các cơ hội để trẻ chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Giáo viên cần nắm và lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Nhiều giáo viên mầm non cho rằng, khi dạy và học theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì trẻ rất tự tin, năng động, sáng tạo và thích thú khám phá mọi vật xung quanh. Động cơ vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động, trẻ biết cùng nhau hợp tác nên trò chơi mang tính tự nguyện rất cao, mang lại niềm vui thích cho trẻ.
Chị Nguyễn Bích Hà có con là học sinh Trường mầm non Trường An vui mừng, qua gần một năm được học tại trường, cháu không chỉ khỏe mạnh, mà còn hình thành, rèn luyện được một số kỹ năng sống cơ bản, như thói quen chào hỏi mọi người, ngăn nắp, biết giữ gìn vệ sinh, biết tự phục vụ bản thân và giúp đỡ mọi người, thể hiện sự hiểu biết qua các cuộc đi trải nghiệm thực tế, yêu quý cô giáo và người thân trong gia đình...
Huy động cộng đồng tham gia
Hội nghị sơ kết qua 3 năm thực hiện, được tổ chức trong năm 2019, khẳng định, chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm đạt được các mặt nổi bật, như môi trường lớp học đẹp, thân thiện đảm bảo an toàn cho các hoạt động của cô và trẻ; giáo viên được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ trong thực hiện nội dung, đổi mới phương pháp, hạn chế sự gò bó, máy móc trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ; trẻ được tạo cơ hội bộc lộ hết khả năng, biết làm chủ được bản thân, mạnh dạn, tự tin, chủ động đưa ra quyết định giải quyết vấn đề theo ý thích riêng của mình; cha mẹ trẻ, cộng đồng xã hội và trường mầm non đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn; các bậc cha mẹ thường xuyên tham gia vào các hoạt động cùng nhà trường, tạo sự thống nhất trong chăm sóc giáo dục trẻ và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Theo bà Ngô Thị Hạnh, Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề, vấn đề đặt ra các đơn vị bám sát các tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm để chỉ đạo và tổ chức thực hiện; tích cực, chủ động, có cách làm sáng tạo phù hợp với vùng miền, tạo nên nét đặc trưng riêng của đơn vị mình trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt chú trọng hơn nữa việc tổ chức hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng. Mục tiêu hướng tới là huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non (trực tiếp hoặc gián tiếp) một cách linh hoạt, đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng trẻ mầm non.
Bài, ảnh: Huế Thu
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接