Chiều 28/11,ỦybanThườngvụQuốchộisẽquyếtđịnhmứcphânbổvốnchotừngdựásoi kèo trận dortmund Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát hành bổ sung và phân bổ vốn TPCP giai đoạn 2014 – 2016 với tỷ lệ tán thành cao.
Theo nội dung Nghị quyết, tổng mức phát hành bổ sung vốn TPCP giai đoạn 2014 – 2016 là 170.000 tỷ đồng để đầu tư 4 nhóm dự án, công trình. Cụ thể là: Các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên 61.680 tỷ đồng; Các dự án dở dang đã có trong danh mục vốn TPCP giai đoạn 2012 – 2015 còn thiếu vốn là 73.320 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới 15.000 tỷ đồng; Vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn vay ODA 20.000 tỷ đồng.
Đối với các dự án dở dang đã có trong danh mục vốn TPCP trước đây, Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc phân bổ vốn theo thứ tự ưu tiên. Thứ nhất là hoàn thành dứt điểm các dự án còn thiếu vốn dưới 100 tỷ đồng thuộc phần vốn TPCP. Hai là các dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2013 nhưng còn thiếu vốn. Ba là một số dự án, công trình giao thông, thủy lợi, y tế có tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của vùng, miền. Tiếp đến là các dự án, công trình dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2014, 2015; một số dự án quan trọng thuộc tuyến Đường tuần tra biên giới giai đoạn 2…
Đối với Dự án Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu, Quốc hội giao Chính phủ chịu trách nhiệm đánh giá kỹ về tác động môi trường và hiệu quả của Dự án; cắt giảm các hạng mục cần thiết, chỉ bố trí vốn cho giai đoạn 1 để dự án phát huy tác dụng thiết thực.
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, chỉ bố trí vốn đối ứng cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội do Trung ương quản lý và hỗ trợ vốn đối ứng các dự án hạ tầng cho các địa phương nghèo.
Lễ khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn qua Gia Lai. Ảnh: chinhphu.vn |
Phát hành TPCP đảm bảo không vượt trần nợ công
Đối với ý kiến chưa đồng tình việc phát hành bổ sung và phân bổ vốn TPCP giai đoạn 2014 – 2016 như đề nghị của Chính phủ vì lo ngại nợ công, lãng phí, tiêu cực, tại báo cáo giải trình, UBTVQH cho rằng, đối với các dự án Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên là các dự án rất quan trọng, cấp bách, đã được Quốc hội cho phép đầu tư từ việc phát hành TPCP bảo lãnh, nhưng do khó khăn, không có khả năng phát hành, vì vậy đề nghị Quốc hội cho phép sử dụng bằng nguồn vốn TPCP.
Về các dự án dở dang đã có trong danh mục vốn TPCP giai đoạn 2012 – 2015 nhưng còn thiếu vốn, UBTVQH cho biết, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã chỉ ra tình trạng lãng phí do thiếu vốn, dẫn tới nhiều dự án dở dang. Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét phát hành bổ sung vốn TPCP để hoàn thành các dự án này. Tuy nhiên số vốn còn thiếu rất lớn, khoảng 117.861 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được khoảng 56,6%, tập trung cho các dự án lớn hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần giảm bớt lãng phí do thi công dở dang.
UBTVQH đánh giá việc phát hành bổ sung vốn TPCP tuy có làm tăng mức nợ công, song vẫn đảm bảo không vượt trần nợ công đã được Quốc hội quyết định (không quá 65% GDP) và đã được Chính phủ tính toán, cân nhắc thận trọng, bảo đảm khả năng huy động và trả nợ.
Đối với một số ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo đầy đủ danh mục, mức phân bổ của các dự án trước khi trình Quốc hội thông qua, nếu cần thiết đưa sang kỳ họp thứ 7 để Quốc hội xem xét, UBTVQH đánh giá đây là ý kiến xác đáng.
Tuy nhiên, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ quyết định về nguyên tắc phân bổ, từ đó Chính phủ mới có căn cứ để xây dựng mức phân bổ cụ thể cho từng dự án. Nếu để tới kỳ họp thứ 7 Quốc hội mới xem xét, quyết định sẽ làm chậm tiến độ thực hiện. Do vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội giao lại cho UBTVQH xem xét quyết định danh mục, mức phân bổ vốn trung hạn cho từng dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư, danh mục nhóm dự án, nguyên tắc đã được Quốc hội quyết định./.
Hoàng Yến