DDoS - Hiểm họa từ những dòng dữ liệu “ngầm” Tấn công DDoS là một hình thức tấn công mạng nhằm làm quá tải hệ thống bằng cách gửi lượng truy cập khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau,lịch c1 châu âu khiến người dùng không thể truy cập hoặc sử dụng dịch vụ trực tuyến. Các tin tặc thường chiếm quyền kiểm soát hàng loạt máy tính hoặc thiết bị IoT không được bảo vệ, cài đặt phần mềm độc hại để biến chúng thành một "mạng lưới zombie" (botnet) và điều phối chúng tấn công mục tiêu. DDoS không chỉ dừng lại ở việc làm gián đoạn website doanh nghiệp mà còn khiến hệ thống mạng nội bộ, ứng dụng quan trọng và cơ sở dữ liệu bị tê liệt. Những cuộc tấn công này gây tổn thất nghiêm trọng về doanh thu, uy tín và ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của tổ chức. Các cuộc tấn công DDoS gia tăng và ngày càng tinh vi. Các cuộc tấn công DDoS thường nhắm vào các ngành nghề nhạy cảm và có lưu lượng truy cập lớn như: Chính phủ là mục tiêu tấn công nhằm làm mất uy tín hoặc phá hoại hệ thống quản lý; Ngân hàng và tài chính, khiến hệ thống thanh toán trực tuyến bị ngừng trệ gây ảnh hưởng đến hàng triệu giao dịch; Các trang mua sắm trực tuyến có lượng truy cập cao dễ trở thành nạn nhân để làm giảm khả năng cạnh tranh; Truyền thông và báo chí cũng là mục tiêu phổ biến trong các sự kiện nhạy cảm. Việt Nam từng ghi nhận hàng loạt cuộc tấn công lớn nhắm vào các tổ chức này, đặc biệt trong thời kỳ cao điểm giao dịch hoặc sự kiện chính trị, kinh tế quan trọng. Anti-DDoS, "lá chắn thép" trong kỷ nguyên số Công nghệ Anti-DDoS được thiết kế để bảo vệ hệ thống trước các cuộc tấn công DDoS, bằng cách phát hiện và chặn lưu lượng truy cập độc hại, đảm bảo hệ thống vẫn vận hành bình thường. Một số giải pháp Anti-DDoS nổi bật như: Phát hiện và chặn tấn công tự động: Hệ thống Anti-DDoS hiện đại sử dụng công nghệ học máy (Machine Learning) để phân tích lưu lượng truy cập và phát hiện hành vi bất thường. Tốc độ phản hồi chỉ trong vòng vài giây, giúp giảm thiểu thiệt hại đáng kể. Phân tán lưu lượng tấn công: Bằng cách sử dụng mạng lưới máy chủ phân tán (CDN), Anti-DDoS có thể phân tán lưu lượng truy cập đến các máy chủ khác nhau, tránh tình trạng quá tải cục bộ. Lọc thông minh: Công nghệ tường lửa ứng dụng (WAF) giúp lọc các yêu cầu độc hại nhắm vào lỗ hổng trên website. Hệ thống Anti-DDoS có thể ngăn chặn các hình thức tấn công phổ biến như SQL Injection, Cross-Site Scripting (XSS) hoặc các lỗ hổng nằm trong danh sách OWASP Top 10. Một công ty chứng khoán lớn tại Việt Nam là minh chứng điển hình cho hiệu quả của giải pháp Anti-DDoS. Với lưu lượng giao dịch trực tuyến khổng lồ, hệ thống của công ty từng là mục tiêu của hai cuộc tấn công lớn vào năm 2022, với băng thông lên đến 15 Gbps. Nhờ triển khai giải pháp Anti-DDoS, doanh nghiệp không chỉ phát hiện và ngăn chặn kịp thời, mà còn duy trì hoạt động giao dịch thông suốt, tránh những tổn thất hàng trăm tỷ đồng. BizFly Anti-DDoS, một giải pháp nổi bật tại Việt Nam, đã giúp bảo vệ hàng nghìn website lớn như CafeF, Kênh 14, Tuổi Trẻ hay Afamily trước các cuộc tấn công DDoS. Hệ thống này cho phép phát hiện và chặn lưu lượng độc hại lên đến 200.000 yêu cầu mỗi giây, đảm bảo truy cập hợp lệ của người dùng không bị ảnh hưởng. Anti-DDoS hoạt động như thế nào? Giải pháp chống tấn công website Bizfly Anti DDoS của Công Ty Cổ Phần VCCORP, nổi bật với ưu điểm tự động phát hiện và nhanh chóng chặn được 200K request/s truy cập từ các nguồn tấn công tới trong thời gian ngắn (chỉ sau 5 giây đến 1 phút). Trong thời điểm Website bị tấn công, truy cập từ người dùng bình thường vẫn được đảm bảo thông suốt, không bị gián đoạn. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng phát hiện và ngăn chặn nhiều dạng tấn công DDoS khác nhau ở các tầng IP, ứng dụng, giao thức....(L3, L4, L7). Đặc biệt không chặn truy cập từ Google Bot/Facebook Bot hoặc một số Bot phổ biến phục vụ cho SEO (có thể tùy chỉnh được). Với cơ chế linh hoạt, Bizfly Anti DDoS còn cho phép phát hiện các cuộc tấn công hiệu quả với nhiều phương án miền (Domain), theo đường dẫn Website (URL) hoặc theo phiên truy cập (Session). Bên cạnh đó, Bizfly Anti DDoS còn tích hợp CDN (Content Delivery Network) cho dữ liệu HTML. Điều này nhằm giúp tối ưu dung lượng truyền tải, tăng tốc độ truy cập từ Website đến người dùng đồng thời giảm tải xuống máy chủ Web. Hạ tầng mạnh mẽ đã bảo vệ các website trước hàng nghìn cuộc tấn công DDoS. Mặc dù Anti-DDoS mang lại nhiều lợi ích, việc triển khai vẫn gặp phải một số thách thức như chi phí đầu tư ban đầu, sự phức tạp trong quản lý hoặc thiếu nhân lực chuyên môn. Tuy nhiên, với sự phát triển của các dịch vụ bảo mật theo mô hình SaaS (Security-as-a-Service), các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể tiếp cận giải pháp Anti-DDoS một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng, Anti-DDoS không chỉ là công cụ bảo vệ mà còn là yếu tố chiến lược giúp doanh nghiệp duy trì uy tín, bảo vệ tài sản số và đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt. Đầu tư vào công nghệ này chính là đầu tư vào sự an toàn và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số. Duy Trinh |