【nhan dinh bong hom nay】Chiến lược phát triển kinh tế đang tách rời phòng chống thiên tai
Nhiều ý kiến cho rằng,ếnlượcpháttriểnkinhtếđangtáchrờiphòngchốngthiênhan dinh bong hom nay một trong những nguyên nhân trực tiếp, quan trọng khiến hậu quả bão lũ nghiêm trọng là công tác dự báo của Việt Nam còn không ít yếu kém, chưa phù hợp yêu cầu thực tiễn. Quan điểm của ông như thế nào?
Hiện nay, công tác dự báo đúng là chưa đáp ứng được nhu cầu, dẫn tới thiệt hại gây ra từ bão lũ rất lớn. Tuy nhiên, lỗi chính không thuộc về ngành khí tượng thủy văn mà là sự đầu tư trang thiết bị cho công tác dự báo chưa đủ. Muốn dự báo chính xác cao phải đo gió, đo mưa, đo áp suất trên khí quyển, đo những luồng không khí chuyển động thông qua ra đa, quả bóng khinh khí cầu, máy bay… Hiện nay, Việt Nam mới có chưa tới 10 trạm ra đa.
Đối với lũ, quan trọng là các trạm đo dòng chảy. Ở Mỹ dù đất nước có diện tích theo dạng quay tròn nhưng có tới 11.000 trạm đo dòng chảy. Trong khi đó, Việt Nam diện tích trải dải, song không có tới 100 trạm đo dòng chảy. Không có trang thiết bị là ngành thủy văn “bó tay”. Tuy nhiên, ngoài vấn đề trang thiết bị, cũng phải nói thêm rằng, đối với mưa lũ cục bộ, với địa hình chia cắt có tới hơn 3.500 con sông, suối như ở Việt Nam, việc dự báo chính xác tuyệt đối là không thể thực hiện được. Đây là khó khăn khách quan trong công tác dự báo.
Ngoài vấn đề về dự báo, theo ông, đâu là những lý do mấu chốt khiến cho thiên tai nói chung, bão lũ nói riêng ngày càng gây ra những hậu quả nặng nề hơn?
Theo tôi, có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, về mặt khách quan, thiên tai ngày nay biến động trái với quy luật trước đây. Ví dụ thông thường, khoảng tháng 11, 12 là cuối mùa bão, người dân miền Trung có thể yên ổn làm ăn. Tuy nhiên, năm nay, cuối mùa vẫn có hai cơn bão lớn số 12, 13 tiến vào.
Nguyên nhân thứ hai rất quan trọng chính là chiến lược phát triển kinh tế bị tách rời chiến lược phòng chống thiên tai. Hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Theo kêu gọi của Nhà nước, ai có lực nào làm lực đó. Thậm chí, người dân dám trồng hoa trên cả cánh đồng có lũ. Kinh tế phát triển không đi kèm với chống thiên tai là sự mạo hiểm, rủi ro rất cao.
Xin ông phân tích rõ hơn một số khía cạnh tiêu biểu cho việc phát triển kinh tế không gắn liền với phòng chống thiên tai hiện nay?
Trước hết, trong lĩnh vực thủy điện, việc phát triển khá ồ ạt, thiếu quy hoạch. Hơn 3.500 sông suối hiện nay, hầu hết đều có làm thủy điện. Các hồ thủy điện nhỏ không bao giờ có dung tích phòng lũ. Khi tích vào, chỉ cần có mưa là hồ xả đi. Điều quan trọng là thủy điện nhỏ xả lũ, không biết trước được sẽ xả đi đâu. Bởi, hầu hết thủy điện nhỏ do tư nhân làm. Quy trình xả lũ tại thủy điện nhỏ, Chính phủ không điều hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng không quản lý thủy điện nhỏ mà giao về cho địa phương. Trong khi đó, địa phương không đủ chuyên môn để quản lý. Rõ ràng việc lập quy hoạch cũng như quy trình xả lũ hồ thủy điện phải xem lại.
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề trong mỗi đợt thiên tai, bão lũ. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hiện nay nhiều khu vực không có công trình phòng chống lũ lụt. Cả dải miền Trung không hề có đê bao chống lũ và đường xả lũ. Bởi thế, lũ vào là tan hoang. Trong tương lai, nông nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao thì việc phòng chống thiên tai, bão lũ càng trở nên quan trọng.
Bên cạnh nông nghiệp, công nghiệp được coi là xương sống của đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay khi phát triển kinh tế không tính đến yếu tố rủi ro do thiên tai gây ra nên trong nhiều dự án bộc lộ thiếu tính bền vững. Vị trí nhiều khu công nghiệp rất nguy hiểm với lũ. Trong rà soát điều chỉnh quy hoạch lũ của Hà Nội, các khu công nghiệp ở Hà Nội đều thấp hơn mực nước lũ. Như vậy, nễu lũ tràn vào, công nghiệp sẽ hứng chịu đầu tiên. Ngoài ra, nhiều nhà máy, khu công nghiệp tại các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ còn được quy hoạch ngay tại các khu đông dân cư, thậm chí mặt đường quốc lộ. Trong khi đó, ở địa phương có những vùng núi với địa thế vững chắc, cao ráo, ít ảnh hưởng bão lũ lại không quy hoạch xây dựng nhà máy, khu công nghiệp.
Sẽ là thiếu sót nếu nói tới vấn đề này mà không đề cập tới lĩnh vực quốc phòng. Hiện nay, khi làm các công trình quốc phòng cũng không tính tới chuyện lũ vào thì mực nước đến đâu. Việt Nam có nhiều đồi núi. Tôi cho rằng, các công trình công nghiệp, quốc phòng nên quy hoạch xây dựng trên vùng núi.
Trên thực tế, Việt Nam đã trải qua, ứng phó với vô số cơn bão. Sau mỗi đợt bão lũ quét qua, cấp Chính phủ cũng như bộ, ngành, địa phương đều ngồi lại để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, dường như sợi dây kinh nghiệm này rút mãi vẫn chưa thông? Liệu có cần thay đổi cách thức tiếp cận, điều hành ứng phó bão lũ không, thưa ông?
Việt Nam đã thiếu chiến lược phát triển kinh tế đi kèm chiến lược phòng chống thiên tai thì phải có cách thức, phương pháp điều hành phù hợp nhằm giảm bớt thiệt hại. Đó gọi là chiến thuật. Chiến thuật này thể hiện ở chỗ, muốn điều hành phòng chống thiên tai, trước tiên phải luôn rút kinh nghiệm và viết ra thành bài học. Từ trước tới nay, sau mỗi cơn bão, lần nào cũng họp, ra quyết nghị mà không hề viết kinh nghiệm. Ví dụ, cơn bão với mức độ cụ thể, tàu nào gọi về, tàu nào được ở lại. Bởi, bão chỉ đến mấy tiếng, nếu gọi tàu đang đánh bắt cá ngoài biển về hết như hiện tại sẽ gây lãng phí. Trong công tác điều hành thực tế cần viết ra những bài học cụ thể để phổ biến.
Hiện nay, Chính phủ khi điều hành phòng chống thiên tai còn nặng tính chất thông báo, thiếu những đội ứng cứu chuyên nghiệp. Cán bộ phòng chống thiên tai được đi đào tạo các nước nhiều nhưng chưa phát huy năng lực. Điển hình như, vụ việc xả lũ hồ Hòa Bình làm trôi nhiều lồng cá của dân. Sau sự việc, ngay lập tức phải có đội ứng cứu chuyên nghiệp vào xem xét tình hình để rút kinh nghiệm, làm sao lần sau xảy ra tình trạng tương tự sẽ không bị trôi mất.
Một điểm nữa cần lưu ý trong công tác điều hành ứng phó thiên tai là cần dựa vào đặc thù Việt Nam để đưa ra những phần chiến thuật cho từng khu vực chứ không chỉ áp dụng chung. Ví dụ, vùng miền núi hay sạt lở đất, tắc nghẽn thì phải lập bản đồ vũng lũ quét, vùng đồng bằng hay ngập lụt thì phải lập bản đồ ngập lụt…
Từ kinh nghiệm của quốc tế cũng như kinh nghiệm của bản thân, xin ông cho biết, thời gian tới, đâu là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại mà bão lũ có thể gây cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn?
Tôi cho rằng, giải pháp trước mắt phải tăng cường đầu tư cho lĩnh vực dự báo khí tượng thủy văn. Nhà nước nên cân đối, giảm bớt đầu tư hạ tầng giao thông, nhất là đầu tư đường cao tốc để đầu tư cho dự báo thủy văn. Hiện nay, mỗi năm chỉ đầu tư khoảng vài tỷ đồng. Kinh nghiệm là, cứ đầu tư ở mức độ 2% GDP là được.
Bên cạnh đó, cần thay đổi cách hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các tỉnh. Ban này vốn do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban và lấy thành viên từ các ngành vào, thành lập, hoạt động chủ yếu trong mùa mưa lũ. Theo tôi, phải kéo dài quyền hành của ban này, hoạt động từ mùa khô thông qua việc đánh giá thiệt hại vừa rồi do bão lũ, tìm nguyên nhân, ngoài khắc phục phải tìm ra những điểm yếu để bổ sung trong điều hành.
Ban này cần sử dụng lực lượng chuyên nghiệp như Sở NN&PTTN, Công Thương, Giao thông… để tiến hành kiểm tra các yếu tố. Ví dụ, Ban yêu cầu chính Sở NN&PTTN xem xét đê điều, Công Thương kiểm tra thủy điện, Giao thông kiểm tra đường sá… Khi vào mùa bão, địa phương chỉ hứng chịu và né tránh, còn chống đỡ là từ mùa khô. Để triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo này hiệu quả, Quốc hội phải vào cuộc, đặt thiên tai là một phần rủi ro cho đất nước, bổ sung vào chức năng thực hiện.
Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, trong dự án phát triển kinh tế đều có mục phòng chống thiên tai. Bởi vậy, về lâu dài, trong chiến lược phát triển kinh tế, phải có một mục về phòng chống thiên tai nhằm giảm rủi ro. Cụ thể như, trong tất cả các dự án phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thủy điện, quốc phòng… phải rà soát và có mục phòng chống thiên tai. Trong đó, vốn đầu tư cũng như nguồn nhân lực cần tương xứng với nhu cầu.
Xin cảm ơn ông!
Ông Achim Fock, quyền Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam: Việt Nam có thể bị thiệt hại trên 4% GDP trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên tai lớn Việt Nam được xếp thứ bảy trong những quốc gia có nguy cơ dễ bị thiên tai nhất thế giới. Trong hai thập kỷ qua, thiên tai đã làm hơn 13.000 người chết và gây thiệt hại tài sản trên 6,4 tỷ USD. Một báo cáo gần đây cho thấy, Việt Nam có thể bị thiệt hại trên 4% GDP trong trường hợp xảy ra một thảm họa thiên tai lớn. Trong 50 năm tới, Việt Nam có 40% nguy cơ có thể xảy ra thiên tai gây thiệt hại kinh tế trên mức 141 nghìn tỷ đồng (6,7 tỷ USD). WB cam kết giúp Việt Nam duy trì thành công ấn tượng về kinh tế-xã hội trong bối cảnh rủi ro khí hậu đang gia tăng. Để khẳng định cam kết này, mới đây, Dự án hỗ trợ kỹ thuật của WB về Tăng cường khả năng chống chịu cho nông nghiệp với El Nino ở khu vực Đông Á đã được khởi động. Đây là một hoạt động được Quỹ tín dụng đa phương cho ứng phó khủng hoảng giá lương thực hỗ trợ. Qua đây, WB đang tăng cường mục tiêu hỗ trợ Việt Nam và các quốc gia thành viên khác chuẩn bị cho các thách thức về khí hậu, hỗ trợ phát triển bền vững và chia sẻ thịnh vượng. TS. Đặng Đức Anh, Trưởng Ban Phân tích và dự báo thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia: Giải pháp nhiều nhưng phải làm sao cho hiệu quả Thời gian qua, diễn biến của biến đổi khí hậu dường như nhanh hơn so với những kịch bản Việt Nam đang thực hiện. Do đó, cần phải đánh giá, cập nhật một cách nhanh hơn và kịp thời hơn đối với kịch bản.Thực tế, để ứng phó với những thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra, khá nhiều giải pháp được đưa ra, tuy nhiên cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Uyển Như (ghi) |