游客发表

【soi kèo genoa】Tìm giải pháp hạn chế cảnh báo đối với thủy sản xuất khẩu

发帖时间:2025-01-10 20:12:22

tim giai phap han che canh bao doi voi thuy san xuat khau

Theìmgiảipháphạnchếcảnhbáođốivớithủysảnxuấtkhẩsoi kèo genoao ông Cương, các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo mỗi năm một tăng.

Ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng Ban Phát triển thủy sản bền vững, Hội nghề cá Việt Nam cho biết, năm 2000 Liên minh châu Âu chấp nhận cho nhóm I thủy sản Việt Nam xuất khẩu, với 18 doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu khoảng 100 triệu USD. Đến nay, đã có 650 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được Liên minh châu Âu chấp thuận, với kim ngạch xuất khẩu đạt 950 triệu USD, chiếm 27% kim ngạch XK thủy sản.

Theo ông Cương, các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo mỗi năm một tăng. Năm 2010, có 13 lô bị cảnh báo; năm 2011 tăng lên 28 lô; năm 2012 có 41 lô, năm 2013 giảm xuống còn 28 lô. Nhưng sang năm 2014, số lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo tăng lên 57 lô, gấp hơn 2 lần so với năm 2013; Trong 5 tháng đầu năm 2015, có 16 lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU bị cảnh báo.

Trong tổng số trên 180 lô thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo từ năm 2010 đến nay, có 86 lô bị trả về, 28 lô bị thu hồi khẩn cấp. Đối với các lô hàng thuộc diện thu hồi khẩn cấp, nước nhập khẩu sẽ thực hiện thu hồi sản phẩm để tiêu hủy; đành chỉ tạm thời doanh nghiệp có lô hàng xuất khẩu; yêu cầu quốc gia hoặc doanh nghiệp tìm nguyên nhân, xác định biện pháp khắc phục. Lệnh đình chỉ được dỡ bỏ khi khi có 10 lô hàng kiểm tra đạt yêu cầu.

Thủy sản xuất xứ từ nuôi trồng của Việt Nam xuất khẩu vào EU có sản lượng lớn là cá tra và tôm. Trong khi cá tra bị cảnh báo với số lượng lớn nhất 70 lô, thì sản phẩm tôm lại không bị cảnh báo trong gần 6 năm nay. Đối với mặt hàng thủy sản biển có 2 mặt hàng sản lượng lớn là cá ngừ và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, nhưng chỉ có các lô hàng là mặt hàng cá ngừ bị cảnh báo. Đáng chú ý, sản phẩm cá kiếm tuy sản lượng xuất khẩu không lớn nhưng số lượng lô hàng bị cảnh báo lớn và chủ yếu là cảnh báo về thủy ngân.

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, tiêu chuẩn và quy chuẩn của Việt Nam hiện thấp hơn so với EU. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật tại các thị trường nhập khẩu. Do vậy, cần hiểu rõ quy định SPS và hệ thống quản lý của EU để xây dựng lộ trình cho một hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn mới của Việt Nam phù hợp với thông lệ của EU nói riêng và quốc tế nói chung, qua đó tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU.

Từ thực tế trên, các nội dung được trình bày tại hội thảo nhằm phân tích các thiếu hụt giữa quy định SPS của Việt Nam so với EU, từ đó đề ra các khuyến nghị nhằm giúp hài hòa hóa quy định của hai bên, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam có thể tiếp cận bền vững vào thị trường EU, hạn chế thấp nhất tình trạng các lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo, trả về gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng lưu ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, các quốc gia tuy không thuộc Liên minh châu Âu như: Thụy Sỹ, Nauy, Ireland… cũng kiểm soát an toàn thực phẩm và cảnh báo trên mạng EU và khi phát hiện lô hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng cảnh báo trên mạng của EU. Sản phẩm được nhập khẩu vào 3 nước này cũng được phép tiêu thụ tại các nước thuộc EU.

Theo ban tổ chức, sau hội thảo, các chuyên gia Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) sẽ soạn thảo một báo cáo mô tả hệ thống và chính sách SPS của EU cũng như phân tích thiếu hụt trong quy định của Việt Nam để khuyến nghị cho những thay đổi trong thời gian tới.

    热门排行

    友情链接