您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
【kết quả anderlecht】Ngân hàng cần thân thiện, doanh nghiệp cần minh bạch
Ngoại Hạng Anh944人已围观
简介Ông đánh giá như thế nào về những vướng mắc làm hạn chế việc phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp vay ...
Ông đánh giá như thế nào về những vướng mắc làm hạn chế việc phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp vay tín chấp ở Việt Nam hiện nay?
Ở Việt Nam, tín dụng tín chấp phần lớn phát triển cho cá nhân vay mua sắm, tiêu dùng. Còn tín chấp cho doanh nghiệp tuy quan trọng nhưng lại vướng rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân không chỉ từ doanh nghiệp hay ngân hàng mà còn do cả hệ thống pháp luật, cơ chế điều hành.
Về phía ngân hàng, cái thiếu đầu tiên là không đủ năng lực để giám định được độ khả thi của dự án kinh doanh hay khả năng thu hồi vốn… Không những thế, các ngân hàng vẫn chưa có đủ nhân viên có năng lực về tài chính kế toán hay về kinh tế thị trường để đánh giá đúng, chính xác những hồ sơ, giấy tờ mà doanh nghiệp báo cáo.
Ngoài những thiếu sót về năng lực, quy cách hoạt động của ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Nhiều trường hợp, đội ngũ cán bộ ngân hàng làm việc không nghiêm túc, ngân hàng có thể chấp nhận cho doanh nghiệp vay tín chấp, nhưng lại không phải chấp nhận từ hồ sơ của doanh nghiệp mà chấp nhận từ khoản tiền “lót tay”.
Về phía doanh nghiệp, trước tiên, doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu khả năng trình bày dự án hay thiếu rõ ràng trong việc đưa ra được những dữ liệu về sản phẩm, thị trường để thuyết phục được ngân hàng đồng ý rót vốn. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có hệ thống kế toán tài chính “thật sự”. Bởi hiện nay, kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam thường có 2-3 loại, một loại để khai báo với Nhà nước, với ngân hàng, một loại để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Hơn nữa, phần lớn hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa theo được chuẩn kế toán quốc tế.
Từ những nguyên nhân này, doanh nghiệp không thể hoặc không muốn trình bày “bộ mặt thật” với ngân hàng. Ngân hàng với sự lo ngại rủi ro sẽ khó có thể chấp nhận cho doanh nghiệp vay vốn tín chấp.
Theo ông, với những rủi ro và năng lực còn yếu kém của ngân hàng và doanh nghiệp như trên, liệu Việt Nam có nên phát triển vay thế chấp?
Trên thực tế, cách vay nào cũng có rủi ro khi luật pháp nào cũng có lỗ hổng. Các ngân hàng Việt Nam lo ngại rủi ro tín dụng nên thường yêu cầu doanh nghiệp phải vay với tài sản thế chấp. Mặc dù, quy định của luật pháp nêu rõ, vay thế chấp thì khách hàng không được vay quá 50% giá trị của tài sản thế chấp. Nhưng nhiều trường hợp, công tác định giá của ngân hàng được “phù phép” để giá trị tài sản có thể tăng lên gấp 2-3 lần giá trị thật, như vậy, giá trị cho vay có thể quá 100% giá trị được vay. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, trở thành nợ xấu không khác gì so với vay tín chấp. Vì thế, hệ thống ngân hàng cần linh hoạt khi áp dụng hình thức cho vay với doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở nước ngoài, ông có thể cho biết, các nước trên thế giới đã làm thế nào để phát triển dịch vụ vay tín chấp nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng?
Tại Hoa Kỳ, khi doanh nghiệp vay vốn tín chấp, doanh nghiệp sẽ phải trình bày thật kỹ phương án kinh doanh, chứng minh được sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp định làm là độc đáo, có độ cạnh tranh cao… Từ đó, ngân hàng sẽ đánh giá, thẩm định hồ sơ, soi chiếu độ khả thi của dự án tại thị trường trong nước và xuất khẩu, dự báo doanh thu, lợi nhuận… Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ xem xét, thẩm định cả ban điều hành, quản lý của doanh nghiệp, bởi trình bày dự án có thể hay, nhưng để làm được thực tế thì lại cần người điều hành tốt.
Tại Pháp, bên cạnh sự thẩm định từ phía ngân hàng, họ dùng đến hệ thống hệ số tín nhiệm tín dụng (Credit Rating) do các công ty đánh giá tín nhiệm tín dụng hàng đầu quốc tế thực hiện như: Standard & Poor, Moody’s, Fitch… Ngoài ra, họ còn sử dụng cả các công ty trong nước, các cơ quan của Chính phủ để thực hiện đánh giá. Với cách làm này, mỗi doanh nghiệp sẽ có một thang điểm nhất định, ngân hàng sẽ dựa vào đó để quyết định về khả năng cho vay và mức độ cho vay.
Với dịch vụ của các công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế như vậy, các ngân hàng tại đây không cần quá cứng nhắc xem xét doanh nghiệp đã từng hoạt động như thế nào, vì lý do gì mà kinh doanh không có lãi… Bởi đấy chỉ là những bất ổn nhất thời, còn về lâu dài, doanh nghiệp vẫn có khả năng vực lại được nếu đủ nguồn vốn.
Với những doanh nghiệp khởi nghiệp, chưa có kinh nghiệm, tên tuổi trên thương trường, làm thế nào để các ngân hàng đánh giá được tín nhiệm tín dụng, thưa ông?
Với những doanh nghiệp khởi nghiệp, ngân hàng sẽ phải nghiên cứu kỹ hơn về các dự án khởi nghiệp. Lúc này, năng lực đánh giá, thẩm định dự án của các ngân hàng sẽ phải được phát huy tối đa để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, như tại Hoa Kỳ, họ đã thành lập Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có những doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ chưa phát triển mạnh. Cơ quan này sẽ được Chính quyền liên bang đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn dựa trên độ tín nhiệm của cơ quan này. Do đó, doanh nghiệp cần vay bao nhiêu, bảo lãnh tới mức nào, cần điều kiện gì… sẽ đến thương lượng với cơ quan này để nhận được sự hỗ trợ.
Từ những vấn đề nêu trên, theo ông nên có giải pháp gì để cải thiện thực trạng cho vay tín chấp còn rất hạn chế ở Việt Nam như hiện nay?
Ngân hàng và doanh nghiệp đang thiếu cái gì thì phải khắc phục ngay và triệt để cái đó. Doanh nghiệp cần minh bạch, chuyên nghiệp, ngân hàng cũng phải nâng cao năng lực, thay đổi phong cách làm việc theo hướng hiện đại, rõ ràng hơn. Việt Nam cũng cần có cơ quan đánh giá tín nhiệm tín dụng dựa trên việc thu thập thông tin sâu rộng và bao quát hơn.
Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp lại có vấn đề khác nhau, ngân hàng cần thân thiện, lắng nghe và tin tưởng doanh nghiệp. Bởi cho doanh nghiệp vay vốn không phải là “bố thí” mà là sự hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Vì thế, việc phát triển tín dụng tín chấp cho doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà còn giúp nâng cao tín dụng cho ngân hàng, hơn nữa, đây còn là hành động đáp ứng lại lời kêu gọi của Chính phủ trong thời gian gần đây về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Tags:
相关文章
Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
Ngoại Hạng AnhCơn bão Saola đang hoạt động ngoài khơi khu vực phía Bắc biển Philippines, ở cấ ...
阅读更多Hải quan Bình Dương phấn đấu thu đạt và vượt 14.500 tỷ đồng
Ngoại Hạng AnhPhó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái đánh giá cao thành tích của Cục Hải quan Bình Dương đạt được t ...
阅读更多Khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa từ 21/10
Ngoại Hạng AnhTheo quyết định của Bộ Giao thông vận tải, ban hành ngày 20/10, các hãng khai thác tất cả đường bay ...
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
-
Cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM
-
Thăng hạng về vốn, TPBank nắm lợi thế tăng trưởng vượt trội
-
Đêm đầu tiên mở lại, 400 tấn hàng về chợ Hóc Môn
-
Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
-
Chủ tịch nước sẽ tham dự tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru
友情链接
- Tuyên án 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cùng các đồng phạm
- Bắt giữ tàu chở 30.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
- Bắt giữ tàu chở 30.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
- Dự báo bão số 3 cần làm cho dân hiểu cấp 12 mạnh như thế nào, cấp 15, 16 ra sao
- Xây cầu Nam Lý giảm gần 200 tỷ đồng, cấp tập thi công để thông xe trong tháng 9
- Nguyên phó vụ trưởng được Giám đốc Xuyên Việt Oil tặng đồng hồ Patek Philippe
- Bão số 3 khả năng đổ bộ trực tiếp vào miền Bắc với cường độ rất mạnh
- Bộ Công an tiếp tục công bố hơn 388 nghìn biển số ô tô đưa ra đấu giá trực tuyến
- Trăm người tìm bé trai 6 tuổi lạc trong rừng: Hút cạn ao vẫn chưa thấy dấu tích
- Người dân, nhà hảo tâm bức xúc việc nhiều trẻ em ở Mái ấm Hoa hồng bị bạo hành