您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【xoilac kết quả bóng đá】Cafe Biệt Động

Cúp C2428人已围观

简介VHO - Trước năm 1975, Cà phê Đỗ Phủ - Cơm tấm Đại Hàn được sử dụng như một trạm giao liên trao đổi t ...

VHO - Trước năm 1975,ệtĐộxoilac kết quả bóng đá Cà phê Đỗ Phủ - Cơm tấm Đại Hàn được sử dụng như một trạm giao liên trao đổi thư từ, tài liệu mật ở TP.HCM. Ngày nay, nơi đây là một điểm đến lịch sử được nhiều du khách yêu thích.

Cafe Biệt Động - Điểm đến cho người mê tìm hiểu lịch sử - ảnh 1
Không gian của Cà phê Đỗ Phủ - Cơm tấm Đại Hàn mang đậm phong cách hoài cổ

Nằm ở số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, quán cafe Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn là địa điểm lịch sử gắn với hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Địa điểm này nằm trong top 10 quán cafe thú vị thuộc danh sách TP.HCM - 100 điều thú vị.

Vào năm 1946, dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai, căn nhà là một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn với vỏ bọc là một quán cơm tấm, cà phê nhưng thực chất là nơi chuyển giao thư từ, tài liệu mật, thuốc men, … ra tiền tuyến.

Căn nhà được ông Trần Vũ Bình, con trai của ông Trần Văn Lai phục dựng, giữ nguyên kết cấu ban đầu. Một góc nhỏ được sử dụng là trưng bày những bức ảnh, tư liệu lịch sử và bút ký của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tới thăm.

Cafe Biệt Động - Điểm đến cho người mê tìm hiểu lịch sử - ảnh 2
Bút tích của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tới thăm căn nhà

Không gian quán mang đậm phong cách hoài cổ, chị Nguyễn Thị Lệ quản lý của quán lý giải tên của quán: “Đỗ Phủ ở đây không phải là tên là một nhà thơ mà mang ý nghĩa nhà của họ Đỗ. Căn nhà do ông bà Đỗ Miễn và Nguyễn Thị Sự làm chủ. Cái tên cơm tấm Đại Hàn gắn với sự kiện lịch sử.

Trước kia đối diện quán là cư xá công binh có nhiều lính Đại Hàn nên họ thường ghé quán thưởng thức cơm tấm. Ban đầu ông bà Đỗ Miễn bán cơm tấm Việt Nam. Lính Đại Hàn nói ăn cơm của quán thấy thiếu thiếu điều gì đó nên dạy ông bà làm kim chi. Cũng từ đó mà cái tên cơm tấm Đại Hàn ra đời.”

Tầng 2 của căn nhà có hầm nổi rộng chưa đầy 20cm là nơi chứa tài liệu mật. Căn hầm được đào bên trong vách tường, ngụy trang dưới lớp sàn gỗ. Những chiếc lon sắt được dùng để cất giấu thư từ, tài liệu mật, thuốc men.

Khi sử dụng người dùng sẽ kéo sợi dây nối giữ sàn nhà với lon sắt, đặt thư từ, tài liệu mật vào bên trong rồi từ từ thả xuống. Căn nhà có vị trí đặc biệt khi nằm ngay sát vách nhà ông Ngô Quang Trưởng - Trung tướng Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ nên mọi việc phải thật cẩn thận và tuyệt mật.

Cafe Biệt Động - Điểm đến cho người mê tìm hiểu lịch sử - ảnh 3
Một góc nhỏ được sử dụng là trưng bày những bức ảnh, tư liệu lịch sử, bút ký của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tới thăm hầm chứa vũ khí và trú ém quân, một trong những cơ sở của Biệt Động Sài Gòn

Ngoài hầm nổi căn nhà còn có hầm bí mật. Theo tựa trích trên tấm biển giới thiệu: “Hầm bí mật dưới đáy tủ quần áo dùng để trú ẩn và thoát ra ngoài. Khi có động hoặc bị lộ, các chiến sĩ Biệt động vào bên trong tủ khóa trái cửa, cậy tấm ván đáy tủ lên và thoát ra ngoài bằng đường bí mật ra các đường Trần Quang Khải, Nguyễn Văn Nguyễn và Hai Bà Trưng”.

Hầm có chiều sâu dài 3m với độ rộng chỉ đủ một người chui vào và thoát ra. Đáy tủ quần áo là hầm để các chiến sĩ thoát ra khi có động.

Chiếc máy may được ông bà Đỗ Miễn sử dụng nhằm sản xuất rèm mành, ghế ngồi, đồ trang trí nội thất để ông Trần Văn Lai cung cấp cho Dinh Độc Lập. Ông Trần Văn Lai hoạt động cách mạng dưới vỏ bọc vững chắc là một nhà thầu khoán thành đạt, giàu có.

Ông là chủ thầu khoán chuyên trang trí nội thất cho Dinh Độc Lập. Cũng vì thế mà ông được tự do ra vào dinh nên thông thuộc sơ đồ, ngõ ngách trong Dinh Độc Lập. Nhờ đó mà quân và dân ta có trận đánh vào Dinh Độc Lập vào năm 1968.

Cafe Biệt Động - Điểm đến cho người mê tìm hiểu lịch sử - ảnh 4
Quán cafe Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn là địa điểm lịch sử gắn với hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn

Tại quán, thông qua những hiện vật, tư liệu lịch sử, du khách có dịp tìm hiểu thêm về lực lượng Biệt động Sài Gòn, cảm nhận về sự khốc liệt của chiến tranh, bạn Diệu Anh (27 tuổi, quận Tân Bình) chia sẻ: “Là một người trẻ không trực tiếp trải qua thời kỳ chiến tranh nên khi đến đây mình có dịp được học hỏi thêm về lịch sử, hiểu thêm được ngày xưa các thế hệ đi trước đã sống và chiến đấu như thế nào để giành được độc lập cho nước nhà. Không gian quán gần gũi và ấm cúng. Mình thường đến đây vào buổi sáng hoặc buổi trưa.”

Không chỉ được tìm hiểu thêm về lực lượng Biệt động Sài Gòn, du khách còn có dịp thưởng thức một món ăn gắn với lịch sử nữa đó là cơm tấm Đại Hàn.

Điều đặc biệt của món cơm tấm là ăn kèm với kim chi và rau muống muối chua do quán tự làm. Do trước kia vợ chồng ông bà Đỗ Miễn bán món ăn này theo nhu cầu của lính Đại Hàn. Món ăn này như một lời gợi nhắc về một thời khó khăn nhưng đầy  oanh liệt của dân tộc ta.

Các đồ vật trong quán được ông Trần Vũ Bình sưu tầm đều là đồ từ thế kỷ trước giúp cho không gian quán càng nhuốm màu vết tích của thời gian, của lịch sử

Nơi đây cũng là một trong những điểm dừng chân trong tour Theo dấu chân biệt động Sài Gòn của một số công ty du lịch, là điểm đến tuyệt vời cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử.

Tags:

相关文章