当前位置:首页 > Cúp C1

【nhận định bóng đá ibongda】Làm gì để “buộc” doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt?

lam gi de buoc doanh nghiep chia co tuc tien mat

Không đơn giản chỉ là nhìn vào chỉ báo EPS lớn trên báo cáo thu nhập hay cục tiền mặt khủng trên bảng cân đối là có thể “đòi” cổ tức.

Sau nhiều bài học về cổ phiếu thưởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu, giờ đây nhiều cổ đông chỉ mong được nhận cổ tức bằng tiền mặt.

Trên thực tế, không hiếm các công ty niêm yết chưa có chính sách cổ tức rõ ràng và/hoặc đang có vấn đề trong kinh doanh khiến cho ban giám đốc phải cân nhắc đánh đổi giữa việc trả cổ tức bằng tiền (vốn theo kế hoạch hoặc theo báo cáo lãi trước đó) với việc giữ lại tiền cho các mục đích kinh doanh sắp tới.

Và cũng có cả những trường hợp ngược lại, tức là doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo lại “chơi trội”, tuyên bố trả cổ tức cao bất thường.

Liệu có cách nào buộc công ty niêm yết phải chia cổ tức bằng tiền mặt hay không? Theo một chuyên gia chứng khoán, với những công ty chưa có chính sách cổ tức rõ ràng thì mọi quyết định sẽ phụ thuộc vào người lãnh đạo, rất khó nắm bắt nếu chỉ nhìn vào mấy báo cáo tài chính.

Không đơn giản chỉ là nhìn vào chỉ tiêu lãi trên một cổ phiếu phổ thông ( EPS) lớn trên báo cáo thu nhập hay cục tiền mặt khủng trên bảng cân đối là có thể “đòi” cổ tức. Đặc biệt từ năm 2012, với nhiều công ty, chỉ riêng chuyện trả nợ vay (cả gốc lẫn lãi) cũng sẽ khiến lãnh đạo lo “mất ăn mất ngủ”.

Trong phạm vi hẹp của chuyện cân nhắc giữa trả nợ vay với trả cổ tức này, chuyên gia cũng khuyến nghị các nhà đầu tư nên để ý đến 1 số chỉ số cần dùng (nhất là phải phối hợp với nhau) như: hệ số thanh toán nhanh + tổng nợ vay/vốn + EBIT/tổng nợ vay cuối kỳ.

Trước đây, mấy chỉ số về khả năng thanh toán thường bị các nhà đầu tư và giới phân tích “xem thường”, bởi vì có những công ty mấy năm nay nợ nhiều, khả năng thanh toán thường xuyên dưới một nhưng vẫn... chả sao. Số này bây giờ khá nhiều, những mã lớn trên sàn như BCC, VCG, QCG, HOM, PDR, PVD, STL, HSG... (tạm lấy số liệu đến quý 3/2011).

Cũng dễ hiểu, bởi việc trả nợ không chỉ là làm sao kiếm ra thật nhiều EBIT mà còn là lấy nợ sau “bao tiêu” nợ trước. Do đó khi soi chỉ số này, ắt phải soi cùng lúc với các chỉ số khác (như trên). Chẳng hạn nếu tỷ lệ nợ vay trên vốn quá cao khiến ngân hàng họ khiếp thì chuyện bao tiêu sẽ khó khăn, và rồi cách trả nợ cũ thế nào sẽ sớm là vấn đề lớn.

Đối với hệ số nợ vốn, ai cũng biết nó là con dao hai lưỡi và vì vậy nên tập trung chú ý đến nợ vay, bởi nợ người bán, nợ người mua ở xứ ta là thứ nợ dây dưa được, chứ nợ bác ngân hàng mà để quá hạn là bị ăn quả phạt nặng lắm.

Ngoài ra, để tránh trường hợp công ty tạo lãi ảo (nhất là bên bất động san vì ngành này có hệ số lãi biên rất lớn nên mức lãi ảo đó có thể góp phần làm giảm ảo chỉ số nợ/vốn) thì nên tính thêm cả chỉ số tổng nợ vay trên vốn góp, tức là = vốn điều lệ + thặng dư, loại luôn giá trị cả mấy quỹ lẫn lãi chưa chia. Tính thế này thì hơi kỹ bởi nó tính trên số vốn thực góp ban đầu, nhưng trong một số trường hợp thì cũng có tác dụng phụ... tích cực.

Đối với chỉ số về khả năng chi trả lãi vay, vị chuyên gia này cũng đề xuất dùng EBIT/tổng nợ vay cuối kỳ, vì chỉ tiêu này khi so sánh với mặt bằng lãi suất của các ngân hàng hiện nay sẽ cho thấy doanh nghiệp có làm ra đủ lãi để trả chi phí lãi sắp tới hay không (chứ lãi đã trả rồi thì không cần quan tâm nữa).

Đó là mấy dấu hiệu tốt về chuyện trả nợ vay, giờ nếu tình hình công ty có vẻ ổn, ngân hàng sẽ cho vay tiếp, doanh số tuy đang giảm nhưng nhân viên phân tích thị trường báo cáo là sẽ sớm phục hồi... thì chắc chắn là lãnh đạo công ty cũng sẽ thảnh thơi mà nghĩ đến việc trả cổ tức. Nhân kỳ đại hội cổ đông lần này, các cổ đông cũng có thể “buộc” lãnh đạo phải đưa ra chính sách cổ tức rõ ràng.

Theo Hoàng Nam / VnEconomy

分享到: