【bxh bóng đá nữ việt nam】Bình Phước: Hỗ trợ phát triển công nghiệp
Thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp |
Bình Phước hiện có trên 1.800 cơ sở sản xuất CN-TTCN,ìnhPhướcHỗtrợpháttriểncôngnghiệbxh bóng đá nữ việt nam giá trị sản xuất đạt gần 500 tỷ đồng mỗi năm, thu hút gần 10.000 lao động. Với nhiều lợi thế phát triển, CN-TTCN đang góp phần không nhỏ phát triển kinh tế chung của tỉnh. Vì vậy những năm qua, tỉnh luôn vận dụng chính sách ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất CN-TTCN. Cùng với đó là đổi mới công nghệ gắn liền với đầu tư khoa học - kỹ thuật trong sản xuất để tăng chất lượng sản phẩm, giải phóng sức lao động.
Tuy nhiên, phát triển tự phát và không theo quy hoạch, nhất là sự gia tăng nhanh chóng cơ sở sản xuất tại các làng nghề đã gây nên tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân và gây khó cho công tác quản lý công nghiệp. Với mục tiêu tạo quỹ đất cần thiết để các địa phương thực hiện di dời và mở rộng mặt bằng sản xuất; làm cơ sở để ban hành các chính sách thích hợp thúc đẩy đầu tư và thu hút đầu tư vào CN-TTCN, nhất là tại các cụm công nghiệp (CCN), UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Theo quy hoạch, đến năm 2030, Bình Phước sẽ có 35 CCN. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020 có 22 cụm, thu hút thêm khoảng 3.000 tỷ đồng vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất tại các CCN. Sau năm 2025 sẽ tăng giá trị sản xuất công nghiệp ổn định hàng năm lên 2.300 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho khoảng 20.000 lao động. Giai đoạn 2026 – 2030, mở rộng diện tích 10 CCN đã quy hoạch giai đoạn 2016-2020, thành lập mới 13 cụm, thu hút thêm khoảng 3.550 tỷ đồng vào các CCN, tạo thêm việc làm mới cho khoảng 10.000 lao động; sau năm 2030, sẽ tăng giá trị sản xuất công nghiệp ổn định của 35 CCN thêm 4.900 tỷ đồng.
Cũng như phần lớn các địa phương khác, khó khăn nhất hiện nay của Bình Phước trong phát triển CCN là kêu gọi đầu tư, bao gồm cả đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vì cần nguồn vốn lớn, chậm thu hồi. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp mong muốn được vào CCN để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất và ô nhiễm môi trường, vẫn còn không ít doanh nghiệp lo ngại về nguồn lao động khi vào CCN.
Để bảo đảm quy hoạch thực hiện đúng tiến độ và mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Bình Phước đã có nhiều giải pháp như: Huy động nguồn vốn theo hình thức xã hội hóa...; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi tiền thuê đất, áp dụng cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào CCN… nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư.
CN-TTCN vẫn là lĩnh vực phát triển trọng tâm của Bình Phước. Sự phát triển của ngành nghề này sẽ tạo nền tảng cho kinh tế của tỉnh phát triển thêm một bậc cao hơn trong giai đoạn tới. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/336b799441.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。