当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kq h2 y】Thoát nghèo từ nghề làm chuối khô 正文

【kq h2 y】Thoát nghèo từ nghề làm chuối khô

2025-01-12 09:00:40 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:153次

Báo Cà MauVới lợi thế vùng ngọt hoá, nguyên liệu chuối có sẵn, người dân lại siêng năng, cần cù lao động nên nghề ép chuối khô truyền thống của xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời trở nên nổi tiếng. Cũng từ vùng đất này, nhiều nông dân sản xuất giỏi đã được vinh danh, trong đó nông dân Khmer Phạm Văn Tiễn ở ấp 10B là một trong những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước do Hội Nông dân tỉnh Cà Mau phát động, giai đoạn 2010-2015.

Với lợi thế vùng ngọt hoá, nguyên liệu chuối có sẵn, người dân lại siêng năng, cần cù lao động nên nghề ép chuối khô truyền thống của xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời trở nên nổi tiếng. Cũng từ vùng đất này, nhiều nông dân sản xuất giỏi đã được vinh danh, trong đó nông dân Khmer Phạm Văn Tiễn ở ấp 10B là một trong những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước do Hội Nông dân tỉnh Cà Mau phát động, giai đoạn 2010-2015.

Không đất sản xuất nông nghiệp, chỉ có vỏn vẹn 5.000 m2 đất vườn tạp, ông Tiễn phải bươn chải với đủ thứ nghề để nuôi sống bảy miệng ăn nên cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Ông Tiễn kể lại: "Mấy năm đó, vợ chồng tôi sắm chiếc ghe nhỏ đi mua chuối của bà con trong vùng rồi chở lên Cà Mau, Bạc Liêu bán lại kiếm lời xoay xở cho cuộc sống hằng ngày". Sau nhiều năm buôn bán, ông nhận thấy hết giá trị tiềm năng của cây chuối nên chuyển sang nghề ép chuối khô.

Thoát nghèo từ nghề ép chuối khô, ông Tiễn luôn mong muốn xây dựng thương hiệu làng nghề truyền thống.

Ông Tiễn chia sẻ: "Nghề ép chuối khô nơi đây đã lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vốn đầu tư cho nghề này không lớn, chỉ khoảng 15-20 triệu đồng, nhưng lợi nhuận khá cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo. Hiện tại, một chục (14 nải) chuối, giá khoảng 28.000-30.000 đồng, ép thành phẩm 5 kg chuối khô, giá bán khoảng 25.000 đồng/kg. Mỗi người ép từ 2-7 giờ sáng được hơn năm chục chuối, trừ chi phí, lợi nhuận gần 300 ngàn đồng. Sản phẩm làm ra không đủ bán, thương lái từ Cà Mau, TP Hồ Chí Minh đến đặt mua hàng với số lượng lớn".

Ngoài nghề ép chuối khô, thời gian rảnh ông Tiễn còn đi thu mua thêm dừa, chuối ở quanh vùng chở ra Cà Mau bán. Cứ ba ngày một chuyến, lãi gần 1,5 triệu đồng. Hết mùa chuối khô thì ông đi buôn chuối, cứ thế kinh tế gia đình ngày càng khấm khá hơn. Đến tuổi lục tuần, gia tài lớn nhất của ông Tiễn là các con thành đạt và cơ ngơi ổn định. Hai người con lớn đã có gia đình riêng và ổn định, ba người con còn lại là thạc sĩ, kỹ sư và có vị trí trong xã hội.

Điều đáng trân trọng ở người nông dân này là lao động không ngày nghỉ. Lúc nào rảnh ông lại tham gia công tác ở địa phương, ai cần gì ông hỗ trợ nấy. Nhận thấy trẻ em đi học xa trường, điều kiện đi lại nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa, năm 1997, ông Tiễn không ngần ngại hiến 3.200 m2 đất mặt tiền của gia đình mình để xây dựng điểm 5B, thuộc Trường Tiểu học Trần Hợi I, xã Trần Hợi. Ba phòng học được xây dựng lên trên mảnh đất nghĩa tình của người nông dân Khmer đã nối dài con đường học tập của những học sinh vùng đất khó. Gần đây, ông lại hiến thêm phần đất để xây cất kiên cố trụ sở văn hoá ấp 5B, tạo điều kiện cho các ngành, đoàn thể ở địa phương hoạt động và người dân đến sinh hoạt văn hoá tinh thần trong các dịp lễ, Tết.

Nghị lực lao động của ông Phạm Văn Tiễn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng dân tộc Khmer cần phát huy và nhân rộng./.

Bài và ảnh: Trúc Ly

作者:World Cup
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜