您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【ket qua vdqg indonesia】Rước bệnh từ nước mía

Ngoại Hạng Anh8人已围观

简介Mùa hè đến gần, nhiều quán giải khát vỉa hè mọc lên như nấm, bày bán tràn lan nước mía không qua kiể ...

Mùa hè đến gần,ướcbệnhtừnướcmíket qua vdqg indonesia nhiều quán giải khát vỉa hè mọc lên như nấm, bày bán tràn lan nước mía không qua kiểm tra chất lượng.

Nước mía không an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây nguy hại đến người sử dụng

Nước mía bẩn nhưng “đắt hàng”

Nước mía vừa mát, giá cả “bình dân” đang thu hút nhiều người sử dụng trong những ngày mùa nóng. Do đông khách, nhiều quán giải khát “tạm bợ” đã bỏ qua khâu vệ sinh an toàn thực phẩm khiến cho không ít khách phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, chị Nguyễn Thị Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Bọn em là sinh viên nên hay rủ nhau đi uống nước tán chuyện, món được ưa thích nhất là nước mía. Vì đây là nước giải khát bình dân phù hợp với túi tiền”.

Cũng theo chị Linh cho biết, giá của mỗi một cốc nước mía từ 12.000đ/cốc đến 15.000đ/cốc. Khi mua nước mía, người mua có thể uống tại chỗ hoặc cho vào túi mang về rất tiện lợi.

Nước mía được bán tràn lan trên vỉa hè Hà Nội

Do quán đông khách, nên khâu vệ sinh máy ép nước mía không được thực hiện nên tiềm ẩn nhiều bệnh dịch. Anh Nguyễn Văn Thái (quận Đống Đa, Hà Nội) mách nhỏ: “Tôi rất thích món nước mía vì có thể giải khát ngay mà giá lại rất “bèo”. Nhưng khi chứng kiến một quán giải khát nhanh làm nước mía từ sáng đến tối muộn nhưng vẫn không có biện pháp lau dọn, vệ sinh máy ép khiến tôi thấy ghê ghê. Từ đấy tôi bỏ không dùng nước mía để giải khát nữa..”.

Mang điều phân vân của khách hàng về vệ sinh kém an toàn, PVđược chị Trần Thị Hạnh (chủ quan nước mía trên đường Cầu Giấy, Hà Nội) giải đáp: “Nước mía rất an toàn vì được ép từ thân cây mía hoàn toàn tự nhiên không hề có hóa chất. Mà giá thành thì lại bèo, có thể giải khát trong ngày nóng nực nên được nhiều người ưa chuông. Còn thông tin mất vệ sinh an toàn thực phẩm là vô lý, vì sau khi hết khách chúng tôi lại lau dọn, vệ sinh lại máy ép thì làm sao mà bẩn được…”. 

Qua quan sát của PV, thì những quán giải khát “tạm” khi ép nước mía cho khách thì hoàn toàn không vệ sinh lại. Khoảng thời gian 3 đến 4 tiếng sau lượng nước mía vương vãi có thể gây ra các bệnh dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh đường ruột

Ngày 05/03/2014, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành triển khai kiểm tra, giám sát, lấy mẫu, kiểm nghiệm các sản phẩm thực phẩm đang lưu thông trên thị trường phát hiện 05/05 mẫu nước mía có chỉ tiêu vi sinh vật hiếu khí, Coliforms và số nấm men, nấm mốc lại vượt quá mức giới hạn cho phép (theo QCVN 6-2:2010/BYT, nhóm nước giải khát không cồn) .

TS Phan Thế Đồng (nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) cho biết: “Với thực phẩm không đạt chỉ tiêu tổng số vi sinh vật hiếu khí, tổng số nấm men và nấm mốc, bị nhiễm Coliforms dễ có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và bệnh đường ruột”.

Theo một số chuyên gia y tế, nấm mốc là mối nguy hiểm đối với sức khỏe trong trường hợp người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Người mắc một số bệnh như xơ nang (bệnh di truyền thường gặp, khi mắc bệnh, các chất đặc nhầy sẽ sinh ra ở phổi và tụy gây rối loạn hô hấp và rối loạn tiêu hóa) hoặc viêm phổi mãn tính có thể nhiễm trùng hệ miễn dịch nếu hít phải một số loại nấm mốc.

Chính vì thế người tiêu dùng nên hạn chế những thứ nước giải khát được bày bán tràn lan trên vỉa hè không qua giám định chất lượng sản phẩm. Nếu có triệu chứng bị ngộ độc thì nên đến ngay các trung tâm y tế để được chăm sóc kịp thời.

Tuấn Anh

Coi chừng rước bệnh vì thực phẩm làm sẵn

Tags:

相关文章