Bộ Công thương cho biết,ưởngứngChiếndịchGiờTráiđấtgiữatâmdịsoi kèo trận chelsea hôm nay năm 2020, với mục tiêu xã hội hóa các hoạt động về truyền thông trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, đổi mới công tác tuyên truyền vận động hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất, Bộ Công thương đã ủy quyền cho Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam là đầu mối thực hiện các hoạt động của Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2020 tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cho biết thêm, điểm mới trong nội dung Giờ Trái Đất 2020 đó là “chuyển” từ biến đổi khí hậu sang mất đa dạng sinh học. Biến đổi khí hậu vẫn là một vấn đề lớn cần tập trung giải quyết, ở một bức tranh rộng, thiên nhiên suy thoái và mất đa dạng sinh học cần được truyền thông và giáo dục đến doanh nghiệp và công chúng như là nền tảng xây dựng một hành tinh khỏe mạnh và chính là giải pháp tức thời và hiệu quả đối với các thảm họa khí hậu.
Được biết, ngay từ đầu tháng 3, một chuỗi các hoạt động đã được WWF tổ chức nhằm kêu gọi người dân và toàn thể xã hội tham gia và hưởng ứng tắt đèn từ 20h30 đến 21h30 thứ 7, ngày 28/3/2020.
Theo đó, các hoạt động chính của Giờ Trái đất 2020 gồm: Chiến dịch truyền thông mạng xã hội bắt đầu từ 12/3 đến 28/3; toạ đàm ngày 28/3 trên kênh truyền hình VTV1 với thông điệp của Thủ tướng; hoạt động kêu gọi cam kết trên trang web của WWF và tổng kết chiến dịch từ 28/3 đến 4/4; truyền thông giáo dục công chúng thông qua 100 bức vẽ tại khu vực Hoàn Kiếm, Hà Nội; truyền thông màn hình tại các khu thương mại, khu dân cư; truyền thông qua người nổi tiếng - đại sứ của WWF.
Đến nay, đồng loạt các tỉnh, thành phố trên cả nước đã có rất nhiều cách làm sáng tạo giúp lan tỏa thông điệp của chiến dịch trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp./.
Tố Uyên