【giải hạng 1 trung quốc hôm nay】VCCI được huy động vốn, đầu tư vốn như doanh nghiệp
Về mặt nguyên tắc tài chính, VCCI hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính và được ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc hỗ trợ kinh phí. Quản lý tài chính đối với VCCI được phân định và hạch toán rõ theo hai loại hoạt động:
Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư để thực hiện chủ trương mở rộng và phát triển kinh tế của đất nước; các hoạt động theo nhiệm vụ được Nhà nước giao; các hoạt động triển khai các chương trình, dự án, đề tài theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động này.
Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ: VCCI phải tự đảm bảo kinh phí và tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Huy động vốn
Theo dự thảo: VCCI được quyền huy động vốn, để phục vụ cho quá trình hoạt động, theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả. Tổng số vốn huy động nằm trong phạm vi tổng số nợ phải trả không được vượt quá vốn chủ sở hữu ghi trên Báo cáo tài chính của VCCI được công bố theo quý gần nhất tại thời điểm huy động vốn vay.
Phương án huy động vốn phải được Ban Thường trực, hoặc Chủ tịch của VCCI phê duyệt trước khi thực hiện và đảm bảo khả năng hoàn trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi vay. Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và việc trả nợ được thực hiện theo cam kết. Việc phân cấp phê duyệt phương án huy động vốn phải ghi cụ thể trong Quy chế tài chính của VCCI.
Việc vay vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật. Mức lãi suất vay vốn trong nước không được vượt quá mức lãi suất cho vay cùng thời hạn của ngân hàng thương mại nơi VCCI mở tài khoản giao dịch tại thời điểm vay vốn.
Trường hợp VCCI mở tài khoản giao dịch ở nhiều ngân hàng thì mức lãi suất huy động vốn trực tiếp tối đa không được vượt quá lãi suất cho vay cao nhất cùng thời hạn trong số các ngân hàng thương mại mà VCCI mở tài khoản giao dịch.
Đầu tư vốn
VCCI được sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý (vốn nhà nước, vốn của VCCI) để đầu tư vào các doanh nghiệp trực thuộc, doanh nghiệp khác hoặc đơn vị bên ngoài VCCI, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đầu tư vào các doanh nghiệp trực thuộc: VCCI làm chủ sở hữu phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp; thực hiện quyền của chủ sở hữu và theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Đầu tư vào các doanh nghiệp khác hoặc đơn vị bên ngoài VCCI (đầu tư ra bên ngoài):
Việc sử dụng vốn và tài sản để đầu tư ra bên ngoài phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng mục tiêu hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao của VCCI.
Tổng mức đầu tư ra bên ngoài (bao gồm cả đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không được vượt quá mức vốn chủ sở hữu, ghi trên Báo cáo tài chính của VCCI được công bố theo quý gần nhất tại thời điểm quyết định dự án đầu tư. Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Việc đầu tư ra bên ngoài phải được lập thành dự án đầu tư. Chủ tịch VCCI quyết định các dự án đầu tư ra bên ngoài có giá trị đầu tư nhỏ hơn 10% vốn chủ sở hữu ghi trên Báo cáo tài chính của VCCI được công bố theo quý gần nhất tại thời điểm quyết định dự án đầu tư. Ban Thường trực của VCCI quyết định các dự án đầu tư ra bên ngoài có giá trị đầu tư bằng hoặc lớn hơn tỷ lệ này.
Chuyển nhượng các khoản đầu tư ra bên ngoài: Tùy theo hình thức góp vốn, VCCI thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp có vốn góp hoặc các cam kết tại các hợp đồng hợp tác kinh doanh của các bên.
Ban Thường trực hoặc Chủ tịch VCCI quyết định việc chuyển nhượng các khoản đầu tư ra bên ngoài thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình. Giá chuyển nhượng các khoản đầu tư theo nguyên tắc giá thị trường nhưng không thấp hơn giá ghi trên sổ sách kế toán của VCCI.
Phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận trong năm của VCCI, sau khi bù đắp các khoản lỗ của các năm trước theo quy định của Luật Thuế TNDN và nộp thuế TNDN, được bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
Số lợi nhuận còn lại được: Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của VCCI;
Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của VCCI: mức trích vào mỗi quỹ do Ban Thường trực VCCI quyết định nhưng tổng mức trích hai quỹ tối đa không vượt quá 03 tháng lương, tiền công và thu nhập khác bình quân thực hiện trong năm;
Trích quỹ thưởng Ban quản lý điều hành VCCI: tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện của Ban quản lý điều hành VCCI với điều kiện tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn đầu tư của chủ sở hữu năm thực hiện phải bằng hoặc lớn năm kế hoạch;
Số còn lại, sau khi trích lập các quỹ trên, tiếp tục bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của VCCI.
Thanh Bình
相关推荐
- NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- Đảm bảo tính thống nhất, khả thi của Luật Viễn thông với hệ thống pháp luật Việt Nam
- Áp dụng luật hiện hành để xử phạt người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá điện tử
- Trường Tiểu học Mỹ Phước, TX.Bến Cát: Khai mạc lớp bơi lội phòng, chống đuối nước cho học sinh
- Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- Chuỗi dự án khí
- Hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người
- Quy hoạch báo chí, xuất bản sắp tới phải mới, đột phá, thực chất, phù hợp xu thế