![]() |
Doanh nghiệp tìm hiểu công nghệ may tự động được giới thiệu tại Triển lãm Saigontex 2018. Ảnh: N.Hiền.
Tăng trưởng cao nhất trong 4 năm gần đây
Theệtmaytựtintăngtrưởgiải vô địch quốc gia trung quốco Hiệp hội Dệt may Việt Nam, xuất khẩu dệt may trong quý I/2018 đạt gần 8 tỷ USD, tăng 13,58% so với cùng kỳ 2017, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm gần đây. Dự kiến kế hoạch quý II/2018, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 8,5 tỷ USD, qua đó đạt tốc độ tăng truởng khoảng 14% trong 6 tháng đầu năm.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá có 3 yếu tố tạo động lực cho sự tăng trưởng của xuất khẩu dệt may trong quý I/2018. Trước tiên là việc Hiệp định CPTPP được ký kết đã tạo động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dệt may. Thứ hai là, sự phát triển về công nghệ và quản trị của các DN dệt may Việt Nam đã tạo đột phá về năng suất lao động. Trong quý IV/2017 và quý I/2018, năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể giúp các DN rút ngắn được thời gian giao hàng cho khách hàng. Thứ ba là, dệt may Việt Nam đã giữ được các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, các nước SNG, các thị trường mới nổi khác và cả thị trường Trung Quốc. Theo ông Giang, trong năm 2017 và quý I/2018, xuất khẩu dệt may vào Trung Quốc đạt kết quả rất tốt, đặc biệt là các mặt hàng sợi.
Mặc dù vậy, theo Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, ngành dệt may vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn thách thức như tổng cầu thế giới đối với dệt may trong năm 2018 được dự báo chỉ tăng 1-2%, thậm chí là không thay đổi. Thêm vào đó, phí bảo hiểm xã hội được tính trên tổng thu nhập tăng sẽ khiến chi phí của DN tăng lên. Đặc biệt, xu hướng thời trang nhanh khiến yêu cầu về thời gian giao hàng ngày một ngắn lại, từ 30-45 ngày giảm xuống còn 15 ngày tạo áp lực lớn cho nhà sản xuất.
Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra, các DN dệt may cần có chiến lược tập trung vào các giải pháp chính như tăng ứng dụng công nghệ, tiếp tục kêu gọi đầu tư, xây dựng chuỗi liên kết. Đặc biệt, đầu tư phát triển ngành thiết kế, tăng tỷ lệ bán hàng ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất) lên 10% nhằm từng bước hiện thực hoá mục tiêu thoát gia công và tăng giá trị gia tăng.
Cơ hội vượt kế hoạch
Trong năm 2018, ngành dệt may đặt kế hoạch xuất khẩu đạt kim ngạch 34 tỷ USD, nhưng ông Vũ Đức Giang tự tin cho rằng kết quả đạt được sẽ cao hơn, khoảng 35 tỷ USD. Theo ông Giang, Hiệp định CPTPP vừa được ký kết sẽ tạo điều kiện cho các DN dệt may Việt Nam thâm nhập các thị trường trước đây có kim ngạch rất nhỏ như Canada, Úc, New Zealand… Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA đang được thúc đẩy ký kết sớm cũng sẽ tạo động lực thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực cốt lõi, những phần cung thiếu hụt của dệt may Việt Nam như sợi, nguyên phụ liệu, vải… Qua đó giúp dệt may Việt Nam lấy được phần giá trị gia tăng cốt lõi nhiều hơn và chủ động được nguyên phụ liệu, chủ động được trong mục tiêu chiến lược phát triển từ sản xuất hàng FOB chuyển sang sản xuất hàng ODM. Đặc biệt là yếu tố công nghệ, ông Giang cho biết, hiện các nhà sản xuất Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0. Nhiều thiết bị máy móc ngành may, dệt nhuộm, sợi… đã có những cải tiến rất nhiều về công nghệ. Đây là yếu tố giúp chất lượng tốt hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn và giá cả tốt hơn, qua đó gia tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM cũng cho biết, những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam chịu sự cạnh tranh từ một số nước trong khu vực như Campuchia, Malaysia… Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây thì ngành dệt may tại các nước này cũng đang có chiều hướng đi xuống do chất lượng tay nghề lao động không cao và các chi phí đang tăng lên khiến cho sức cạnh tranh so với Việt Nam có phần yếu đi. Do đó, các DN Việt Nam cần có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để tận dụng cơ hội này.
Riêng về cơ hội từ Hiệp định CPTPP, theo phân tích của Công ty chứng khoán FPTS, xuất khẩu hàng dệt may tới các quốc gia CPTPP liên tục chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, sau ký kết, CPTPP là khu vực thị trường lớn thứ 2 đối với lĩnh vực dệt may, chỉ sau Mỹ (47%). Bên cạnh quy mô xuất khẩu lớn, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ khối CPTPP tương đối lớn (khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm), do đó, Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội thị trường từ CPTPP đem lại với yêu cầu xuất xứ “từ sợi trở đi”.
Theo FPTS, trong giai đoạn 2013 – 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân của hàng dệt may xuất khẩu sang các nước CPTPP đạt 8%/năm. Trong đó, Canada, Nhật Bản, Mexico, Australia, New Zealand, Singapore là các quốc gia phụ thuộc lớn vào hàng dệt may nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Việt Nam chưa ký kết hiệp định thương mại song phương nào với Canada, Mexico và Peru, do đó, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tại các thị trường này còn yếu. Theo đó, các chuyên gia FPTS khẳng định, CPTPP sẽ tạo lợi thế vượt trội cho Việt Nam mở rộng và khai thác thị trường với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 4,8 tỷ USD năm 2018 (tăng trưởng 10,5% so với 2017).