Theôngchặtcâycổthụđểlàmđườngthẳfrontale vso tin tức từ báoTuổi Trẻ, tuyến quốc lộ 14 dù đã được hoàn thiện nhưng một cây gạo cổ thụ không bị chặt bỏ như kế hoạch ban đầu mà được đơn vị thi công giữ lại để tạo cảnh quan. Cây gạo cổ thụ này nằm trên tuyến quốc lộ 14 đoạn giáp ranh cửa ngõ phía bắc TP Pleiku (Gia Lai). Ông Nguyễn Văn Huấn - Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) - cho biết theo thiết kế ban đầu, để nắn thẳng tuyến đường, đơn vị thi công sẽ chặt cây cổ thụ nói trên, san lấp để thay thế bằng nền đường. Ông Nguyễn Ngọc Báu, giám đốc hiện trường Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Gia Lai - Kon Tum, cho biết thêm khi công nhân và các đơn vị thi công chuẩn bị làm thì nhiều người dân bày tỏ sự tiếc nuối vì mất đi bóng cây cổ thụ. Sau khi khảo sát đánh giá kỹ lại khúc đường này, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã đồng ý để đơn vị thi công chỉnh tim đường, né qua một khoảng cách ngắn để giữ lại cây cổ thụ. Cây gạo cổ thụ nằm trên tuyến quốc lộ 14 đoạn giáp ranh cửa ngõ phía bắc TP Pleiku (Gia Lai). Ảnh: Tuổi Trẻ“Đời người chỉ được mấy chục năm, cây cổ thụ kia đã được vài trăm năm. Đó là lịch sử, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của bà con dân tộc Tây Nguyên đã đi vào tiềm thức của bà con từ bao đời nay nên mình cần phải trân trọng” - đại diện Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho hay. Về phía Bộ Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho hay, khi nắm được tình hình trên công trường Quốc lộ 14 mở rộng, Bộ đã đồng ý để Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh thay đổi thiết kế nhằm giữ lại cây cổ thụ. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải có khảo sát, đánh giá kỹ đoạn đường để vừa lưu giữ được giá trị lịch sử tại đây, đảm bảo cảnh quan và an toàn giao thông, báo Dân Tríđưa tin. Thái Hà(T/h) Tìm hiểu cách chăm sóc hoa anh thảo tươi xinh |