Tương lai sáng cho đầu tư,đườnggậpghềnhcủachâuÂutrongnăvdqg bồ đào nha kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam | |
Doanh nghiệp châu Âu mong muốn gia tăng đầu tư vào Việt Nam | |
Ngành bán lẻ: Gập ghềnh trước “cơn sóng dữ” Covid-19 |
Nhiều thách thức đón đợi châu Âu trong năm 2022 |
Không phải ngẫu nhiên, giới phân tích lại dự đoán điều này bởi thực tế năm 2021 kết thúc bằng một quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu tiến hành các thủ tục pháp lý chống lại Ba Lan vì quốc gia này từ chối chấp nhận việc luật của toàn EU được ưu tiên hơn so với Hiến pháp của Ba Lan. Các vấn đề được cho là sẽ trở nên gay gắt vào năm 2022 bởi không chỉ Ba Lan mà một quốc gia khác cũng là phía Đông là Hungary sẽ trải qua biến động chính trị. Cuộc tổng tuyển cử của Hungary sẽ được tổ chức trong vài tháng tới trong khi cuộc tổng tuyển cử của Ba Lan dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2023, tuy nhiên hai sự kiện này có thể diễn ra sớm hơn.
Bên cạnh đó, châu Âu cũng đang phải xoay xở giải quyết mối quan hệ với Mỹ. Không Chính phủ châu Âu nào nghi ngờ sự chân thành trong những nỗ lực của Tổng thống Joe Biden nhằm khôi phục danh tiếng của nước Mỹ ở châu Âu. Tuy nhiên, khá nhiều nước hoài nghi về “độ bền” của ông Biden bởi các cuộc thăm dò dư luận hiện nay cho thấy đảng Dân chủ có thể mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2022. Chưa kể, vẫn còn những câu hỏi đối với sự sẵn sàng của Mỹ trong việc tiếp tục chi trả cho những nhu cầu phòng thủ của châu Âu trong bối cảnh Washington muốn tập trung vào Trung Quốc.
Nền chính trị của hai cột đỡ châu Âu là Đức và Pháp cũng đã và sẽ có những thay đổi, phần nào ảnh hưởng đến việc duy trì sự đoàn kết, thống nhất của châu Âu. Theo giới phân tích, chính phủ liên minh non trẻ vừa được thành lập của Đức không chỉ phải giải quyết gánh nặng đối với nội bộ đất nước mà còn phải kiểm tra sự phân bổ quyền lực trong nội bộ liên minh. Trong khi Thủ tướng Olaf Scholz có vẻ hợp tác hơn về khả năng Đức giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của phần còn lại của châu Âu, những người Dân chủ tự do, một đối tác liên minh khác đang nắm quyền kiểm soát Bộ Tài chính của nước này, lại tỏ ra “chặt chẽ” hơn.
Theo kế hoạch, cuộc bầu cử Tổng thống Pháp – nước giữ cương vị Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) diễn ra vào tháng 4 tới. Cách đây chỉ vài tháng, Tổng thống Emmanuel Macron dường như có thể sẽ tại vị thêm 5 năm nữa bởi đối thủ nặng ký duy nhất là bà Marine Le Pen, thủ lĩnh đảng Mặt trận Quốc gia, một phong trào cực hữu chống người nhập cư về cơ bản khó có thể giành chiến thắng. Tuy nhiên giờ đây, ông Macron phải đối mặt với 2 ứng cử viên khác là ông Eric Zemmour, bình luận viên truyền hình có sức lôi cuốn và cũng là một nhân vật cực hữu nhưng không mang hành trang chính trị tiêu cực như bà Le Pen và bà Valerie Pecresse, lãnh đạo của đảng Cộng hòa trung hữu, người cũng đang có kết quả tốt trong các cuộc thăm dò dư luận.
Rõ ràng, con đường châu Âu sẽ vẫn còn khá gập ghềnh trong năm 2022, đòi hỏi quyết tâm của các nước hơn nữa trong việc duy trì mục tiêu của khối đề ra