TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtViệtNamlêntiếngviệcMỹtuầntraBiểnĐôcác trận bóng đá hôm quao những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghôm nay, trong thông cáo phát đi trưa nay ngày 29/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã chính thức lên tiếng về việc mới đây Mỹ đưa tàu khu trục USS Lassen đi qua khu vực một số cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông Việt Nam. Ông Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ra tuyên bố về việc tàu khu trục USS Lassen của Mỹ tuần tra Biển ĐôngĐồng thời, ông Bình nêu rõ rằng Việt Nam là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển. “Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh trong bản thông cáo. Trước đó vào ngày 27/10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter xác nhận tàu khu trục tên lửa dẫn đường Lassen của Mỹ đang di chuyển vào trong phạm vi 12 hải lý của ít nhất một trong các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là chuyến tuần tra đầu tiên của Mỹ trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đáp đá trái phép ở Trường Sa cuối năm 2013. Việc Mỹ tuần tra quanh các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông thu hút sự chú ý của các nước trong và ngoài khu vựcĐáng chú ý, phía Mỹ tuyên bố sẽ có thêm hành động tương tự trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo khác mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển ĐÔng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định các phương tiện của Mỹ sẽ di chuyển trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi đâu luật quốc tế cho phép. Trước động thái này của Washington, Bắc Kinh đã triệu Đại sứ Mỹ tại nước này lên để phản đối vụ việc, đồng thời Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn điều hai tàu khu trục tên lửa để theo dõi mọi động thái của tàu Mỹ. Tuy nhiên, trái phép thái độ ‘khó chịu’ của Trung Quốc, một số nước trong vào ngoài khu vực như Philippines, Nhật Bản, Australia tỏ ý ủng hộ việc Mỹ tuần tra Biển Đông. Tại Biển Đông, Trung Quốc đòi chủ quyền với phần lớn diện tích, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên chiếm các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam và tiến hành bồi đắp phi pháp thành các đảo nhân tạo. Việt Nam nhiều lần khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị. Thanh Huyền (T/h) Tiến sĩ Ngô Quý Việt nhận Huy chương vì sự phát triển của OIML |