发布时间:2025-01-10 16:00:54 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Chia sẻ với VietNamNet,ếtđịnhchưacótiềnlệcủaQuốchộiChínhphủtrongphòngchốngdịnhận định brentford vs brighton Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết, để triển khai Nghị quyết 30 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành liên quan đã khẩn trương vào cuộc ngay để xây dựng nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.
Chỉ trong vài ngày, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những nội dung khác với quy định của luật. Trong vòng vẻn vẹn hơn một ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp khẩn cho ý kiến, thông qua và Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 268 ngay trong đêm 6/8 để Thủ tướng Chính phủ kịp ký ban hành Nghị quyết 86.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy |
“Điều này đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới của một Quốc hội hành động, luôn đặt lợi ích của đất nước, của Nhân dân lên trên hết và trước hết”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh.
Theo bà Thủy, Nghị quyết 86 của Chính phủ đã bao quát một cách tương đối toàn diện các biện pháp cấp bách trong công tác phòng, chống dịch trên hầu hết lĩnh vực cũng như đưa ra nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng kịp thời trong tình hình hiện nay.
Chậm một ngày là ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người dân
Là người trực tiếp tham gia vào quá trình chuẩn bị và xây dựng các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Chính phủ liên quan đến các giải pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, bà có thể chia sẻ những điểm đáng chú ý để Nghị quyết 86 ra đời?
Tôi cũng hết sức chia sẻ với các khó khăn của Chính phủ và Bộ Y tế và các địa phương hiện đang phải gồng mình, dồn toàn lực cho công tác phòng, chống dịch.
Để đối phó với đại dịch chưa từng có như Covid-19 hiện nay, đòi hỏi phải có những giải pháp thực sự đặc biệt, quyết liệt, bảo đảm tính nhanh nhạy, kịp thời và phải có hiệu quả tốt.
Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng các văn bản pháp luật về phòng, chống dịch bệnh, về tình trạng khẩn cấp đã được ban hành từ khá lâu, nên đến nay rất nhiều quy định chưa theo kịp được với yêu cầu, diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh cũng như trạng thái “bình thường mới” của xã hội.
Mặc dù yêu cầu cần sửa đổi luật để ứng phó, xử lý các vấn đề do dịch bệnh đã được đặt ra ngay từ khi dịch bệnh mới khởi phát nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được. Lý do là việc sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới các luật đòi hỏi phải có thời gian và quan trọng là phải được nghiên cứu, tính toán một cách đầy đủ, cặn kẽ các yếu tố cần thiết, có liên quan để khi trở thành luật sẽ phát huy được tác dụng tốt và có tính ổn định lâu dài.
Với diễn biến bất ngờ, khó đoán định của dịch bệnh như trong một năm rưỡi qua thì hiện vẫn còn khá nhiều biến số mà chúng ta chưa thể lường hết được.
Vì vậy, việc Nghị quyết 30 của Quốc hội khóa XV giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các thẩm quyền mạnh mẽ, chưa từng có tiền lệ là nhằm tạo cơ sở pháp lý, tạo thế chủ động, linh hoạt hơn cho Chính phủ, Thủ tướng trong việc ứng phó, xử lý kịp thời những tình huống phức tạp, khó có thể dự lường của dịch bệnh. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị quyết 86.
Vậy theo bà, Nghị quyết 86 có ý nghĩa như thế nào trong tình hình dịch bệnh hiện nay?
Việc cho phép Chính phủ, Thủ tướng được chủ động, linh hoạt quy định và tổ chức áp dụng các biện pháp chưa được luật quy định hoặc thậm chí khác với quy định của luật để ứng phó kịp thời với tình hình diễn biến của dịch bệnh là quyết định chưa từng có tiền lệ của Quốc hội nhưng thực sự cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.
Người dân TP.HCM xếp hàng chờ tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng |
Bởi chậm một ngày là có thể sẽ có thêm rất nhiều người dân bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng, là thêm những thiệt hại rất lớn về kinh tế; là nhiều cơ hội phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống bị mất đi.
Thực chất đây có thể xem như một hình thức áp dụng cơ chế pháp lý thử nghiệm có kiểm soát để tìm kiếm các giải pháp phù hợp, có hiệu quả ở những lĩnh vực chưa có quy định hoặc quy định còn chưa rõ.
Đương nhiên là thử nghiệm bao giờ cùng bao hàm các yếu tố rủi ro nhất định, cho nên rất cần có cơ chế kiểm soát, giám sát một cách hiệu quả, phù hợp.
Giúp Chính phủ có điều chỉnh cần thiết
Bên cạnh việc tạo điều kiện, trao quyền mạnh mẽ hơn cho Thủ tướng, Chính phủ trong phòng chống dịch, cần có cơ chế như thế nào để giám sát việc thực thi hiệu quả, tránh tình trạng lạm quyền, thưa bà?
Trong Nghị quyết số 30, Quốc hội đã giới hạn rõ phạm vi áp dụng, bao gồm các biện pháp nào Chính phủ, Thủ tướng được toàn quyền chủ động thực hiện, kể cả khi có nội dung khác luật hoặc chưa được luật quy định. Những biện pháp nào cần báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
Quốc hội cũng giới hạn thời gian áp dụng các biện pháp cấp bách này cho đến hết năm 2022. Đồng thời yêu cầu Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội về việc áp dụng và thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định và khác với quy định của luật tại kỳ họp gần nhất như một biện pháp hậu kiểm.
Đây cũng là cách để kiểm soát có hiệu quả, kịp thời giúp Chính phủ có điều chỉnh cần thiết. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và từng vị đại biểu Quốc hội cũng sẽ tăng cường hơn nữa việc giám sát đối với công tác này của Chính phủ, Thủ tướng.
Để giải quyết câu chuyện pháp lý trong phòng chống dịch một cách căn cơ, toàn diện như Nghị quyết 30 của Quốc hội yêu cầu, theo bà Chính phủ cần phải làm gì?
Phải nói là cả Nghị quyết 268 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 86 của Chính phủ đều đã được ban hành rất kịp thời. Song đây chỉ là các văn bản mở đầu để đưa Nghị quyết 30 của Quốc hội vào cuộc sống. Những vấn đề được nêu trong các nghị quyết này mới là các biện pháp có tính chất tạm thời, xử lý các vấn đề đang vướng mắc, bức xúc nhất hiện nay.
Theo tôi, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp cần liên tục tổ chức đánh giá kỹ hơn, sâu sắc hơn việc thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng và các văn bản chỉ đạo, điều hành khác có liên quan trong một năm rưỡi qua.
Bên cạnh những mặt tích cực các kết quả đạt được, cần phân tích, chỉ ra được những vướng mắc, bất cập, những biện pháp không còn phù hợp với mức độ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 hiện nay. Cùng với đó là làm rõ nguyên nhân để nhanh chóng bổ sung các giải pháp, quy định rõ ràng, cụ thể hơn, phù hợp hơn...
Tôi hi vọng việc áp dụng cơ chế pháp lý thử nghiệm có kiểm soát như thế này sẽ góp thêm thực tiễn và là kinh nghiệm tốt cho công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới.
Bài học về thời gian vàng không ai được bỏ quaNghị quyết 86 được ban hành lúc này rất đúng đắn và sáng suốt. Vấn đề còn lại là phải thực hiện nghiêm túc với tinh thần không khác gì thời chiến, “chống dịch như chống giặc”. "Ai ở đâu thì ở đó", không được di chuyển để tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng thực thi công vụ. Điều này cũng là để bảo vệ mình và những người xung quanh. Ý thức đó rất quan trọng, từ ý thức đến hành động, người dân chịu khó một thời gian để bước qua thời kỳ cam go nhất của dịch bệnh.
Nếu người dân không ý thức, chính quyền không áp dụng các biện pháp mạnh, nhanh, kịp thời thì tác hại của dịch bệnh còn nặng nề hơn nữa.
Bên cạnh đó bộ máy nhà nước phải nhanh nhạy, kịp thời, những người đứng đầu từ Chính phủ đến cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn thể phải vào cuộc một cách quyết liệt hơn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến theo ngày, theo giờ địa phương tùy tình hình của mình phải lên các kịch bản sẵn, tình hình nào thì kịch bản đó, chủ động thực hiện kịp thời, phù hợp; không máy móc, không ỉ vào trung ương.
Bài học về thời gian không ai được bỏ qua, phải biết chớp thời cơ vàng để kiểm soát dịch bệnh theo yêu cầu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 86.
(Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam Vũ Trọng Kim, ĐBQH đoàn Nam Định)
相关文章
随便看看