| Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bịt “lỗ hổng” trong quản lý giá thiết bị y tế | | Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính ủng hộ các gói kích cầu thúc đẩy kinh tế phát triển | | Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bảo hiểm là ngành kinh doanh có điều kiện,ộtrưởngHồĐứcPhớcPhảiniêmyếtcôngkhaitiềnvàhàngkhilàmthiệnnguyệbinh luan bd hom nay cần quản lý chặt |
| Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ thêm ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: TTXVN |
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội chiều nay 10/11/2021, trước những ý kiến đại biểu Quốc hội nêu về bức xúc của dư luận về việc một số cá nhân làm từ thiện thiếu minh bạch, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Về nguyên tắc Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia làm thiện nguyện, giúp đỡ người khó khăn, gặp thiên tai, địch họa. Theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là 2 cơ quan đứng ra tổ chức các hoạt động này. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể hoạt động huy động tiền thiện nguyện của các cá nhân, tổ chức khác thế nào, khâu cấp phát ra sao. Vừa qua, các tổ chức cá nhân đã thực hiện việc mua, chuyển hàng đến người dân khó khăn. Chủ trương là khuyến khích nhưng làm từ thiện phải trên cơ sở có nguyên tắc, quy định pháp luật. Chính vì vậy, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi Nghị định 64/2008/NĐ-CP và mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bênh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bênh hiểm nghèo để thay thế. Trong đó nêu rõ cách làm, huy động bằng tiền, quyên góp hiện vật đều có hướng dẫn cụ thể. “Khi Nghị định 93/2021/NĐ-CP có hiệu lực, hoạt động từ thiện sẽ đi vào nề nếp. Còn vừa qua, ai làm sai buộc phải xử lý”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói. Giải trình thêm về hoạt động thiện nguyện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ: Nghị định 64/2008/NĐ-CP đã bộc lộ một số nhược điểm, ví vụ như tính minh bạch, công khai với hoạt động thiện nguyện; quy định với việc quản lý, sử dụng, phân phối tiền và hàng; vấn đề mở tài khoản, đăng ký hoạt động… Để giải quyết những hạn chế, nhược điểm này, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP với nhiều điểm mới. Thứ nhất, Nghị định 93/2021/NĐ-CP đã quy định rõ các đối tượng từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ đến các cá nhân, tổ chức, đơn vị liên quan thực hiện vấn đề thiện nguyện, vận động, tài trợ; quy định rõ việc quản lý tiền, hàng hoá, ngoại tệ và phân bổ những vật tư, hàng hoá, tiền cho các đối tượng thụ hưởng. Nghị định cũng quy định vấn đề ghi chép đầy đủ quá trình hoạt động, được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại hoặc kho bạc. Sau đợt vận động, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện kiểm đóng tài khoản, niêm yết công khai đối với hàng hoá, tiền hoặc tài sản đã nhận vận động và phân phối số hàng hoá đó một cách minh bạch. Đồng thời, Nghị định cũng quy định chế độ báo cáo chặt chẽ. Ví dụ, trước khi vận động các tổ chức, cá nhân phải đăng ký với UBND nơi vận động. Trong vòng 3 ngày, UBND phối hợp, giải quyết vấn đề vận động đó… | Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 10/11/2021. Ảnh: TTXVN |
Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về kết luận điều tra của cơ quan công an đối với vấn đề các nghệ sỹ quyên góp tiền từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung trong đợt bão lụt năm 2020, sau đó chiếm đoạt đang được dư luận đặc biệt quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Bộ Công an đã giao Cục Cảnh sát hình sự tập trung xác minh hoạt động quyên góp. Bên cạnh đó, phối hợp với các ngân hàng rà soát, kiểm tra, thống kê nguồn tiền ra vào qua tài khoản của các nghệ sỹ; phối hợp với cơ quan Mặt trận Tổ quốc ở các địa phương cơ sở và các cơ quan liên quan tiếp nhận tài trợ, cứu trợ của nghệ sỹ để sớm có kết luận. Hiện nay, Cục Cảnh sát hình sự đã tiếp nhận 6 tố giác liên quan đến các cá nhân lợi dụng danh nghĩa nghệ sỹ để quyên góp tiền từ thiện, sau đó chiếm đoạt và đang tiến hành các bước xử lý theo đúng quy định pháp luật. “Cục Cảnh sát hình sự sẽ sớm có thông tin công khai, minh bạch để người dân được biết. Bộ Công an cũng đang tham mưu Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách quy định kiểm soát, siết chặt hoạt động quyên góp, từ thiện theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng pháp luật”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh. |