Giải ngân vốn đầu tưcông trong tháng 8/2020 đã tăng thêm hơn 28.734 tỷ đồng - đây là một trong số ít tháng có khối lượng giải ngân vốn đầu tư công cao nhất trong nhiều năm qua. Bài học rút ra,ảingânđầutưcôngphụthuộcvàoquyếttâmcủalãnhđạođịaphươti le ca do muốn đẩy nhanh giải ngân vốn cần phải có sự quyết tâm cao độ của lãnh đạo các địa phương. Lãnh đạo tỉnh “quản” từng chủ đẩu tư Theo số liệu của Bộ Tài chính, 8 tháng đầu năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 221.774 tỷ đồng, tăng hơn 28.734 tỷ đồng so với 7 tháng trước đó, nâng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ chưa đến 41% trong 7 tháng đầu năm lên hơn 49% trong 8 tháng đầu năm. Trong đó, địa phương nắm vai trò quyết định vì chiếm hơn 80% kế hoạch vốn. Nam Định là một trong những địa phương có kết quả giải ngân đứng đầu cả nước khi kết thúc 8 tháng đầu năm nay đã hoàn thành trên 60% kế hoạch. Bí thư tỉnh ủy Nam Định, ông Đoàn Hồng Phong cho biết, có được kết quả khả quan nêu trên là do Nam Định thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, trong đó có việc phân công lãnh đạo tỉnh phụ trách, chỉ đạo tiến độ thực hiện từng dự ántrọng điểm đồng thời giao cho các cơ quan chuyên môn thường xuyên rà soát, theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện các nguồn vốn. Qua đó nắm rõ và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đối với từng dự án. Cũng theo ông Phong, lãnh đạo tỉnh còn trực tiếp chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với từng chủ đầu tư, UBND cấp huyện có kết quả giải ngân thấp để kịp thời chấn chỉnh, xử lý đối với những dự án chậm tiến độ, hạn chế nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Ngoài ra, tỉnh thành lập Tổ công tác chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn năm 2020, chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở ngành, UBND cấp huyện và chủ đầu tư triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tếcả nước năm nay dự báo chỉ vào khoảng 2% thì tại Ninh Thuận, theo ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, GRDP trên địa bàn năm nay tăng tới 12%, quy mô nền kinh tế năm 2020 gấp 2,16 lần năm 2015, nhờ đó tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn trong giai đoạn 2016-2020 tăng gấp 2,35 lần giai đoạn trước, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm xuống còn 13,8% thay vì 42,7% của giai đoạn 2011-2015. Mặc dù vậy, Ninh Thuận vẫn coi nguồn vốn đầu tư công (từ ngân sách nhà nước) là nguồn vốn giữ vai trò chủ đạo và đặc biệt quan trọng, vì thế, trong giai đoạn 2016-2020, trong khi giải ngân vốn đầu tư công cả nước không đạt 90% thì Ninh Thuận vẫn đạt 95-96%. Và năm nay, khả năng hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Có được kết quả này, theo ông Thanh là nhờ Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành riêng một chỉ thị về việc đẩy nhanh vốn đầu tư công năm 2020. Theo đó, yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong tỉnh xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2020; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn với mục tiêu đặt ra là năm nay phải hoàn thành 100% kế hoạch. Quyết tâm chưa đủ nếu vẫn vướng chính sách Tính đến 31/8/2020, Thanh Hóa đã hoàn thành giải ngân 66,4% tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2020, đứng thứ 11/63 địa phương đạt tốc độ giải ngân cao nhất. Ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, giải ngân nhiều nguồn vốn hiện đạt tỷ lệ rất cao như vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn trong nước đạt 77%, vốn đầu tư từ tiền sử dụng đất đạt 78%, vốn ngân sách trung ương thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đạt trên 78%. “Hiện tại 15 chủ đầu tư đã hoàn thành 100% kế hoạch”, ông Liêm cho biết. Kinh nghiệm từ thực tế trên địa bàn, ông Liêm cho biết, quan trọng nhất là phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tỉnh ủy phân công các lãnh đạo UBDN tỉnh phụ trách trực tiếp từng lĩnh vực đầu tư, chỉ đạo tiến độ thực hiện, giải ngân đối với từng dự án cụ thể. Bên cạnh đó, tỉnh ủy yêu cầu lãnh đạo các sở ngành, đơn vị trực thuộc, chủ tịch UBDN cấp huyện, giám đốc các ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai từng dự án và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBDN tỉnh. “Đối với chủ đầu tư, chúng tôi yêu cầu phải ký cam kết về tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn đầu tư công, nếu không thực hiện đúng cam kết, người đứng đầu chủ đầu tư sẽ bị kiểm điểm, xem xét hình thức kỷ luật”, ông Liêm nhấn mạnh.
Tại Hội thảo Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của Kiểm toán nhà nước vừa được tổ chức, Tổng Kiểm toán nhà nước, ông Hồ Đức Phớc không phủ nhận người đứng đầu có vai trò đặc biệt trong giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, trong 4 tháng còn lại của năm 2020 phải hoàn thành 51% kế hoạch khiến ông Phớc không khỏi lo lắng vì nếu chỉ quyết tâm của người đứng đầu các bộ ngành, địa phương, chủ đầu tư là chưa đủ. “Chậm giải ngân vốn đầu tư công cần phải nghiên cứu xem hiện nay vấn đề cốt lõi là vướng mắc chỗ nào: cơ chế chính sách, thể chế hay vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện”, ông Phớc đặt vấn đề. Đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo nhiều địa phương, nhưng theo ông Phớc, quyết tâm chưa đủ vì đầu tư công phụ thuộc rất lớn vào thể chế, hệ thống pháp luật cần phải sớm sửa đổi, bổ sung, nếu không vẫn… tắc. Đơn cử, theo quy định của Luật Xây dựng và Luật Đầu tư công, để triển khai một dự án đầu tư tính từ khi lập dự án (chưa tính đến thời gian chuẩn bị chủ trương đầu tư) đến khi tổ chức đấu thầu phải mất tối thiểu là 6 tháng đối với dự án nhóm C, rất nhiều dự án phải mất ít nhất 12 tháng. Đây là một trong những khâu gây ra chậm trễ giải ngân vốn, cần phải kiến nghị sửa đổi, bổ sung mới có thể đẩy nhanh giải ngân vốn không phải cho năm 2020, năm 2021 mà cả giai đoạn 2021-2026”, ông Phớc nhấn mạnh. |