【lazio – atalanta】Việt Nam chủ động phát huy vai trò tại cơ chế đa phương quan trọng G20
Nhận định về chuyến thăm này, GS Vũ Dương Huân - nguyên GĐ Học viện Ngoại giao Việt Nam cho biết, tháng 8/2018, Ban Bí thư ra Chỉ thị 25 về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Chỉ thị xác định mục tiêu cho công tác đối ngoại đa phương thời gian tới là “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước”, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của nước ta. Tại hội nghị G20 lần này, Việt Nam là một trong 8 nước khách mời đặc biệt của nước chủ nhà Nhật Bản. G20 là cơ chế đa phương rất quan trọng gồm các nước lớn và các nước đang phát triển có vai trò to lớn trong nền chính trị và kinh tế thế giới. Quy mô của G20 chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế. Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng định G20 lần đầu tiên vào năm 2010 với tư cách Chủ tịch ASEAN. Tại hội nghị này, Việt Nam đã đề xuất và thúc đẩy một số vấn đề được các nước đang phát triển, đặc biệt là ASEAN và Việt Nam quan tâm như biến đổi khí hậu, thương mại, phát triển… Trên cương vị chủ nhà Năm APEC 2017, Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và các hoạt động liên quan trong năm Đức làm Chủ tịch. Nhiều ý kiến đóng góp của Việt Nam được G20 ghi nhận trong Tuyên bố chung như đề cao hợp tác quốc tế trong xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu, phát triển bao trùm và bền vững, nông nghiệp và an ninh nguồn nước, việc làm trong kinh tế số… Năm nay là lần thứ 3 Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và cuộc họp trong khuôn khổ G20; tham gia thảo luận tại tất cả các phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh và đóng góp ý kiến cho dự thảo Tuyên bố chung Hội nghị. “Rõ ràng, được mời tham dự G20 lần thứ 3 là sự đánh giá cao của thế giới về vai trò và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam cũng có điều kiện để đóng góp tiếng nói của mình, thể hiện vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng; cho thấy sự chủ động và tích cực ngày càng lớn không chỉ về mặt kinh tế, mà còn trong phương diện hợp tác chính trị và duy trì an ninh khu vực; đảm bảo và bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc”, ông nhấn mạnh. Coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt-Nhật Bên cạnh việc tham dự Hội nghị G20, Thủ tướng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao sẽ thăm Nhật Bản. Chuyến thăm cho thấy, Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng hai nước. Theo GS Vũ Dương Huân, Nhật Bản là một trong những đối tác chủ chốt của Việt Nam. Đặc biệt năm 2014, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng. Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G-7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016). Hiện nay, quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. “Các cuộc gặp, tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên, nhiều lần và rất quan trọng. Vì gặp cấp cao quyết định nhiều vấn đề lớn trên cơ sở khung quan hệ hai nước đã thiết lập năm 2014. Điều này thể hiện quan hệ chính trị Việt Nam-Nhật Bản rất sâu rộng và tin cậy. Có tin cậy về mặt chính trị cùng cơ chế hợp tác sâu rộng, hiệu quả, cơ sở pháp lý vững chắc đã tạo đà cho quan hệ kinh tế thương mại cũng vô cùng phát triển“, Giáo sư Huân nhận định. Hiện nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2 (tính theo số lũy kế), đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (năm 2018). Hợp tác hai nước trên các lĩnh vực khác như du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp, ứng phó biến đổi khí hậu, hợp tác địa phương... cũng ngày một gia tăng. Tính đến tháng 6/2018 số người Việt Nam đứng thứ 3 trong tổng số người nước ngoài ở Nhật Bản. Người Việt hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Nhật. Cuộc sống của cộng đồng nhìn chung ổn định, được chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, làm ăn và sinh sống. Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản từ ngày 27/6-1/7 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức từ ngày 28-29/6/2019 tại Nhật Bản GS Vũ Dương Huân Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản
相关推荐
-
Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
-
Ngừng sử dụng mạng xã hội 1 tuần có thể làm giảm trầm cảm và lo lắng
-
Các địa phương làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến?
-
Mạng blockchain Trung Quốc âm thầm phát triển có gì đáng chú ý?
-
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
-
Để hàng không “cất cánh”: Chờ thay đổi chính sách
- 最近发表
-
- Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- Mẹo kéo dài tuổi thọ smartphone
- Vốn hóa Twitter ‘bốc hơi’ 9 tỷ USD
- Gojek: Từ 20 tài xế xe ôm đến startup 10 tỷ đô của Indonesia
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Vietnam Airlines vượt 30% kế hoạch
- Apple sẽ cải tiến thời lượng pin iPhone 14 lâu hơn với iPhone 13
- TP.HCM hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 600 doanh nghiệp trong năm 2022
- Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- IFC đầu tư 8 triệu USD giúp Nafoods nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
- 随机阅读
-
- Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCCP qua các sàn thương mại điện tử
- Sử dụng Bitcoin làm tiền tệ dự trữ cho dự án tiền ổn định: Cẩn thận cơn ác mộng!
- Lịch thi đấu SEA Games 31 môn Liên Minh Huyền Thoại
- Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- Cách chuyển dữ liệu từ Android sang iPhone nhanh & đơn giản
- Tiếc nuối lớn nhất của Bill Gates
- CEO app move to earn RUN Together: Chúng tôi không phải bản đạo nhái của StepN
- Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- Lịch thi đấu SEA Games 31 các môn eSport
- Công ty May Tinh Lợi được gia hạn chế độ ưu tiên
- Cựu nhân viên Apple nghỉ việc để đào Bitcoin kiếm 2,5 tỷ đồng mỗi tháng
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- Vinamilk và những bước đi chiến lược trong 30 năm phát triển ngành chăn nuôi bò sữa
- Mark Zuckerberg mải mê với vũ trụ ảo, hàng loạt nhân tài dứt áo ra đi
- Lợi đâu chưa thấy nhưng Elon Musk đang đẩy hoạt động kinh doanh của Twitter đến bờ vực nguy hiểm
- Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- Bamboo Airways khởi công Viện đào tạo Hàng không vào tháng 7/2019
- Gói thầu Sữa học đường Hà Nội: Chủ đầu tư được “lợi kép”
- Lịch thi đấu SEA Games 31 môn Liên Minh Huyền Thoại
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Đặc quyền tận hưởng chuỗi bộ sưu tập “chuẩn 5 sao” của cư dân The Opus One
- Quảng Trị: Điều chỉnh dự án Khu dịch vụ du lịch Gio Hải của Tập đoàn T&T
- Doanh nghiệp bất động sản sắp xếp nguồn lực, sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới
- Vì sao bất động sản khu vực Linh Đàm vẫn luôn thu hút khách mua ở thực?
- TX.Bến Cát: Xử phạt nhiều cơ sở vi phạm về phòng cháy chữa cháy
- Xe ben chở đất san lấp mặt bằng gây bụi bẩn
- Nút thắt pháp lý Aqua City, Izumi được tháo gỡ
- Nhỉnh 4 tỷ sở hữu căn 3 ngủ tại tòa căn hộ hạng A khu Đông Hà Nội
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới
- TP.Thủ Dầu Một: Thực hiện quyết liệt các chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông