您的当前位置:首页 > La liga > 【tỉ số trận paris saint germain】Lãnh đạo tỉnh gặp mặt lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức 正文

【tỉ số trận paris saint germain】Lãnh đạo tỉnh gặp mặt lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức

时间:2025-01-25 00:06:58 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Chủ trì buổi gặp mặt có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trườ tỉ số trận paris saint germain

Chủ trì buổi gặp mặt có UVTW Đảng,ãnhđạotỉnhgặpmặtlãothànhcáchmạngnhânsĩtríthứtỉ số trận paris saint germain Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương;

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; nguyên UVTW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện;  các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh cùng các vị lãnh đạo tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành tham dự buổi gặp mặt.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2023 và định hướng phát triển trong năm 2024 

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đã gửi lời chúc sức khỏe, chúc mừng năm mới đến các vị lão thành cách mạng, tướng lĩnh, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, cán bộ lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho biết, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Có 13/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,03%; lĩnh vực du lịch, dịch vụ từng bước phục hồi trở lại. Số lượng khách du lịch tăng khá; lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến rõ nét; nhiều chỉ số cải cách hành chính của tỉnh nằm trong nhóm đầu của cả nước; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; công tác giảm nghèo bền vững đạt kết quả ấn tượng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,27%; một số dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ có quy mô lớn được triển khai tích cực.

Đặc biệt, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị tỉnh đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Các quyết định này có ý nghĩa hết sức quan trọng, định hướng sự phát triển của tỉnh thời gian tới.

Ông Lê Trường Lưu cũng thông tin công tác xây dựng Đảng tỉnh trong năm qua; đồng thời cho biết, năm 2024 Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thành các đề án, quy hoạch quan trọng của tỉnh. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư, doanh nghiệp. Không để làm chậm cơ hội của nhà đầu tư, chậm cơ hội tăng trưởng của tỉnh, nhất là các dự án tại khu đô thị mới An Vân Dương, các dự án du lịch, nghỉ dưỡng ven biển… Đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính. Quyết liệt hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng; tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế...

Tạo môi trường lành mạnh để thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến

Tại buổi gặp mặt các nhân sĩ, trí thức, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cũng điểm qua những thành quả nổi bật trên các lĩnh vực như, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao... đồng thời khẳng định, đội ngũ nhân sĩ, trí thức của tỉnh đã đem sự nhiệt huyết, tài năng và trí tuệ của mình đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh nhà; góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Thừa Thiên Huế đối với cả nước, khu vực và quốc tế; tiếp tục khẳng định Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; chung tay xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông Phương mong muốn, năm 2024 đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiếp tục tham gia tích cực vào các nhiệm vụ chung của tỉnh nhà, nhất là trong việc đầu tư, phát triển cho y tế, giáo dục, văn hóa; đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xây dựng xã hội số để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp tục tiên phong trong nghiên cứu, sáng tạo để có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị cao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn đời sống, cũng như đi đầu trong việc truyền bá những tri thức tiến bộ trong cộng đồng; góp phần thiết thực nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống cho Nhân dân; xứng đáng với vai trò lực lượng nòng cốt cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ.

 Gần 1.700 nhân sĩ, trí thức tham dự buổi gặp mặt

Đại diện cho các nhân sĩ, trí thức, GS.TS.NGƯT. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược, Đại học Huế vui mừng về việc tỉnh đã từng bước phát huy được vị thế của 4 trung tâm: Văn hóa - du lịch đặc sắc, Khoa học - công nghệ, Y tế chuyên sâu, Giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền số, tăng cường dịch vụ đô thị thông minh; các quy hoạch, đề án quan trọng phục vụ cho mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông Huy chia sẻ, cộng đồng các nhà khoa học của tỉnh có nguyện vọng trong thời gian đến sẽ có được một môi trường làm việc được cải thiện hơn nữa cả về tinh thần lẫn vật chất, bước đầu là trong khuôn khổ những nguồn lực sẵn có, nhưng xa hơn là thông qua hình thành các cơ chế chính sách, các thiết chế mang tính đột phá, nhằm khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp dựa trên một đội ngũ rất phong phú và đa dạng các nhà khoa học, sinh viên đại học, học viên sau đại học của các cơ sở giáo dục đại học – khoa học công nghệ đứng chân trên địa bàn tỉnh. “Một môi trường lành mạnh sẽ không chỉ thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến của người làm khoa học tại Huế hay trong nước, mà đặc biệt sẽ là tiền đề hợp lý để mời gọi sự tham gia, hưởng ứng của nhiều người làm khoa học xuất thân từ Huế nhưng nay đã thành danh ở nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng như nhiều đối tác quốc tế tiềm năng khác, trong bối cảnh kết nối toàn cầu của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay”, ông Huy nhấn mạnh.