Sau khi VietNamNet đến thăm và thông tin về nghệ sĩ Mạc Can ngày 10/1 đến giờ ông đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe và tinh thần.
Nghệ sĩ Mạc Can khỏe hơn. |
Có thể tự đi,ứckhỏenghệsĩMạcCanổnđịnhcóthểtựđitựăf88 nha cai tự ăn
Khác với lần trước, mỗi bước đi của nghệ sĩ Mạc Can cần khung đỡ và bà Tư (em gái ông - PV) dìu thì hiện tại, ông có thể tự đi từng bước rất chậm. Khi được hỏi về sức khỏe, ông hóm hỉnh chỉ vào bụng và nói: Cái bụng bự quá nè.
Bà Tư vui mừng cho hay, Mạc Can hiện có thể tự ăn. Trước đây, ông chỉ có thể ăn cháo đóng gói, thức ăn nếu không xay thật nhuyễn sẽ khiến ông chực nôn. Bây giờ, Mạc Can có thể ăn cơm, ăn thịt. Mỗi bữa, ông ăn 2 muỗng cơm lớn, thịt phải kho mềm rục. Hằng đêm, ông ngủ ngon và nhiều hơn, không bị thao thức trằn trọc vì bệnh tật hành hạ.
Tinh thần của ông tốt hẳn lên vì gần đây có nhiều người đến thăm. Hôm 21/1, anh Phạm Thành Trung - một biên tập viên, YouTuber, đã đứng ra kêu gọi bán sách Nhớvà Tấm ván phóng daocủa nghệ sĩ Mạc Can để quyên góp tiền giúp đỡ ông. Tính đến ngày 24/1, anh và bạn bè quyên góp hơn 77 triệu đồng, được nhiều nghệ sĩ chung tay quyên góp như Hoài Linh, Phi Nhung, Thanh Hằng, Trương Ngọc Ánh, Lê Thúy,... Số tiền đã trao tận tay Mạc Can là 50 triệu đồng, phần còn lại sẽ được trao sau khi kết thúc đợt kêu gọi.
Bà Tư nói: "Số tiền này rất quan trọng. Tiền quyên góp cho ông là của ông. Nếu ông may mắn khỏe lại để cho ông tiêu xài". Hiện tại, tiền thuốc cho nghệ sĩ Mạc Can hơn 1 triệu đồng/tháng, nếu ông đau nhiều sẽ phải uống nhiều thuốc hơn. Tiền khám chữa bệnh tùy thuộc vào hạng mục bảo hiểm, dao động từ 2 - 3 triệu đồng đến 5 - 6 triệu đồng mỗi lần, chưa kể các khoản phát sinh.
Nghệ sĩ Mạc Can vui nhận lì xì của báo VietNamNet. |
Lần gần nhất, bác sĩ bệnh viện Trưng Vương TP.HCM phải đến tận nhà vì Mạc Can quá yếu, không còn đủ sức đi bệnh viện. Bà Tư luôn biết ơn các bác sĩ vì thương anh trai mình, bỏ công sức đến nhà khám bệnh nhưng không nề hà gì.
Thời gian qua, nghệ sĩ Mạc Can còn niềm vui đặc biệt là được đến đọc kịch bản phim Chuyện ma gần nhàcủa đạo diễn Trần Hữu Tấn. Sau buổi đọc kịch bản, ông mệt lả nhưng bà Tư hỏi gì ông cũng kêu vui, khỏe.
"Hôm báo VietNamNet đến, ông yếu quá chừng yếu. Không biết có phải vì được đi đóng phim, nhiều người tới thăm vui quá mà ông khỏe lại nhanh như vậy không?", bà Tư nói.
Cuộc gọi đặc biệt với nhà thơ Phạm Sỹ Sáu
Lần trước, khi được hỏi muốn gặp ai nhất, nghệ sĩ Mạc Can bất ngờ nói đó là ông Phạm Sỹ Sáu với 3 từ: Nhớ nhiều lắm. Vì vậy, phóng viên VietNamNet giúp ông kết nối với nhà thơ Phạm Sỹ Sáu. Trước khi gọi, Mạc Can dặn dò: Nói ít thôi, nói nhiều ông Sáu lo.
Ông đứng tựa cửa vẫy tay chào, đợi phóng viên đi khuất mới chịu vào trong. |
Nghệ sĩ Mạc Can bị bệnh nên líu lưỡi, nói chuyện khó khăn nhưng nghe giọng nhà thơ Phạm Sỹ Sáu lại rạng rỡ, hoạt bát, nói năng lưu loát như thể chưa bị bệnh. Ông Sỹ Sáu ân cần hỏi thăm, Mạc Can cũng hồ hởi nói cho người bạn kém 11 tuổi rằng ông khỏe hơn, có phim mới, có nhiều người đến thăm.
Kết thúc cuộc gọi điện thoại, nhà thơ Sỹ Sáu chúc Mạc Can sớm khỏe, hứa sẽ sớm đến thăm ông. Mạc Can và Phạm Sỹ Sáu có tình bạn mười mấy năm. Khi ấy, Mạc Can là diễn viên sân khấu nhưng bộc lộ khả năng viết qua những bài báo. Vì thế, ông Sáu động viên Mạc Can viết tiểu thuyết. Thế là quyển tiểu thuyết đầu tay Tấm ván phóng daora đời năm 2004. Chính ông Sỹ Sáu giúp bạn mình biên tập câu chữ, hoàn thiện bản thảo trước khi xuất bản.
Tết Tân Sửu 2021 với nghệ sĩ Mạc Can và 2 cô em gái là bà Tư, bà Yến không khác nhiều ngày thường. Mọi thứ trong căn nhà nhỏ ở quận Hóc Môn vẫn vậy, không trang hoàng hay sắm sửa gì thêm. Bà Tư nói, có chăng, sẽ nấu nướng hơn một chút, bày biện thêm ít bánh trái là được.
Những năm trước, khi còn khỏe mạnh, Mạc Can thích đi loanh quanh Sài Gòn ngắm phố phường, tìm chất liệu viết văn hoặc đóng phim. "Ông thỉnh thoảng về nhà một chút rồi lại đi. Ngày Tết, ông không ngồi một chỗ đâu. Riêng Tết này phải bó chân rồi...", bà Tư nói.
Gia Bảo
Ảnh: Lê Giang
Ước nguyện cuối đời của nghệ sĩ Mạc Can
Nghệ sĩ Mạc Can hiện sống trong căn nhà nhỏ cùng 2 em gái. Ông yếu, ăn ít, không thể đi một mình, nói chuyện khó khăn nhưng vẫn đau đáu một ước nguyện giản đơn.