【stuttgart – wolfsburg】Làm gì để ngăn chặn gian lận trong thi cử?
BP - Lật lại lịch sử các khoa thi dưới các triều đại phong kiến ở nước ta cho thấy,m gstuttgart – wolfsburg quy chế thi cử thường hết sức nghiêm ngặt. Thí sinh có thể bị gông cổ, đánh trượng, bỏ tù nếu phạm trường quy. Theo sách “Đại Nam Hội điển sự lệ”, triều Nguyễn quy định, thí sinh không được mang tài liệu vào trường thi, không được nói chuyện ồn ào, lộn xộn, phải đóng dấu “nhật trung” (dấu xác định bài thi được làm tại trường thi), cấm ngồi không đúng chỗ quy định, tự ý vứt bỏ hoặc sửa chữa bảng tên, cấm kê khai gian lận tên tuổi, cấm nộp bài trễ hạn... Nếu vi phạm, sĩ tử sẽ bị phạt rất nặng.
Mặc dù pháp luật nghiêm minh là vậy nhưng chuyện gian lận trong thi cử thời nào cũng có. Và chuyện tiêu cực trong thi cử ở nước ta hiện nay đã lên đến mức báo động thực sự, vì từ cấp tiểu học đến thi tiến sĩ và ngay cả việc thi tuyển vào các cơ quan, tổ chức của Nhà nước cũng đã và đang xảy ra tiêu cực. Cụ thể, ngày 7-6-2018, sau khi tính giờ làm bài thi môn Ngữ văn lớp 10 khoảng 60 phút, trên mạng xã hội xuất hiện bản chụp tờ đề thi môn Toán. Qua xác minh của cơ quan chức năng được biết, Nông Hoàng Phúc, giáo viên Trường THCS Mai Đình (Sóc Sơn, Hà Nội), là cán bộ coi thi số 2 đã mang điện thoại vào phòng thi và chụp đề truyền ra ngoài tại điểm thi THPT Vân Nội. Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, cán bộ coi thi này đã khai nhận hành vi của mình và nhận là người đã chụp cả đề thi môn Ngữ văn vào buổi thi sáng 7-6-2018.
Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tại điểm thi THPT Đồng Xoài năm 2017 (ảnh minh họa)
Hành vi cố ý làm lộ đề thi đã gây ra sự mất công bằng trong kỳ thi và người có hành vi này sẽ phải gánh chịu hậu quả, hệ lụy như thế nào? Theo quy định của pháp luật, thầy giáo Nông Hoàng Phúc có thể bị xử phạt hình sự vì tội làm lộ bí mật nhà nước. Cụ thể, tại Khoản 5, Điều 1, Quyết định số 59/2016/QĐ-TTg ngày 31-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành GD-ĐT quy định danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành GD-ĐT gồm các tin, tài liệu như sau: Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án, thang điểm bài thi, địa điểm ra đề thi, địa điểm sao in đề thi và các tài liệu liên quan đến các kỳ thi THPT quốc gia, thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh và thi hết môn các cấp học, bậc học, ngành học, trình độ đào tạo chưa công bố.
Như vậy, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của thành phố Hà Nội vừa qua thuộc bí mật nhà nước. Và hành vi làm lộ đề thi của thầy giáo Nông Hoàng Phúc có thể bị xử lý về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” theo quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Cụ thể: Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm: Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: Có tổ chức; Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; Phạm tội 2 lần trở lên; Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Vấn đề đặt ra ở đây là liệu xử lý nghiêm minh hành vi gian lận trong thi cử có thực sự mang lại hiệu quả? Theo ý kiến của cá nhân người viết thì chắc chắn là không, vì thực tế cho thấy trong những năm gần đây, gian lận trong thi cử năm nào cũng xảy ra. Vì vậy, để người học không thể hoặc không cần gian lận trong thi cử mới là gốc. Và muốn vậy thì phải tổ chức học tập và thi cử nghiêm túc, hợp lý. Và muốn làm tốt vấn đề này thì cần phải:
Thứ nhất, lấy người học làm trung tâm, tăng cường tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Điều này giúp người học chủ động tiếp thu được kiến thức, và vì thế họ không cần phải gian lận trong thi cử. Do vậy, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Để làm được điều này, ngoài những vấn đề về điều kiện trang thiết bị dạy học, cần phải có đánh giá, xếp loại khách quan từ phía nhà trường và người học về giáo viên. Đồng thời tổ chức thi cử nghiêm túc, đúng quy chế và phù hợp.
Thứ hai, cần xử lý nghiêm người coi thi và người thi vi phạm quy chế thi cử. Thực tế cho thấy, giáo viên coi thi không nghiêm túc thường không bị xử lý gì, hoặc chỉ xử lý nhẹ và người thi cũng vậy. Điều này làm cho những người coi thi và người thi nghiêm túc bị ảnh hưởng, dần dần “lơi lỏng” kỷ cương, nền nếp. đồng thời, cần thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học tập, làm sao để có thể đánh giá được suốt quá trình học, để người học không phải và không thể đối phó, gian lận khi thi cử.
N.N