Trong quá trình tòa án giải quyết các vụ án có liên quan đến đất đai thì việc đo đạc,ỗibnmộthứ hạng của giải bóng đá chuyên nghiệp các tiểu vương quốc ả rập thống nhất thẩm định tại chỗ để xác định vị trí, diện tích đất tranh chấp là cần thiết làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án được chính xác, đúng quy định. Tuy nhiên, qua các lần đo đạc khác nhau thì kết quả giải quyết cũng khác nhau, gây bức xúc cho đương sự.
Phần đất tranh chấp do các bên không thống nhất ranh, mỗi lần đo đạc có kết quả khác nhau.
Cụ thể là tranh chấp con mương giữa bà L.X.H. với ông H.V.N., ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp. Năm 2001, Nhà nước cấp giấy CNQSDĐ cho bà H. diện tích 4.063m2, trong đó thửa 654, 675 là 885m2, cấp cho ông N. tổng diện tích 24.039m2, trong đó thửa 655 diện tích 802m2, thửa 667 diện tích 396m2; giáp ranh với đất bà H. có con mương hiện hữu. Quá trình hai bên sử dụng, ông N. có nạo vét, khơi thông con mương này rộng hơn thì phát sinh tranh chấp.
Do việc tranh chấp các bên không xác định được ranh, tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào lược đồ đo đạc của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện xác định phần đất tranh chấp có diện tích 79,7m2; phần đất của bà H. đang sử dụng thực tế tại thửa 654, 675 diện tích 750m2, ít hơn trong giấy CNQSDĐ 135m2; phần đất ông N. đang sử dụng thửa 655, 667 diện tích 1.034,7m2, ít hơn so với giấy CNQSDĐ 163,3m2. Căn cứ vào kết quả đo đạc trên, tòa án cấp sơ thẩm xét xử bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà H.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bà H. không đồng ý, làm đơn kháng cáo yêu cầu xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm và đo đạc lại diện tích đất của các bên.
Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh đo đạc lập lược đồ thửa đất xác định phần đất hai bên tranh chấp có 2 phần: phần I là 23,2m2, phần II là 46,4m2; bà H. đang sử dụng tại thửa 675, 654 là 598,7m2, ông N. sử dụng tại thửa 667, 655 là 966,3m2.
Căn cứ vào lược đồ đo đạc trên, tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H. Buộc gia đình ông N. giao trả phần đất có diện tích 39,97m2 cho bà H.
Như vậy, cấp sơ thẩm đo đạc diện tích tranh chấp là 79,7m2; bà H. đang sử dụng 750m2 (thiếu so với giấy CNQSDĐ là 135m2); ông N. đang sử dụng 1.034,7m2 (thiếu so với giấy CNQSDĐ 163,3m2), đến cấp phúc thẩm đo đạc lại phần đất tranh chấp là 69,6m2; bà H. đang sử dụng ít hơn so với giấy CNQSDĐ là 286,3m2; ông N. đang sử dụng ít hơn so với giấy CNQSDĐ là 231,7m2. Đương sự thắc mắc, không biết vì sao các lần đo đạc của các cơ quan chức năng khác nhau, các lần xét xử cũng khác nhau.
Ông Hồ Văn Phú, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Việc đo đạc đất ở huyện hay ở tỉnh cũng không chênh lệch về con số. Tuy nhiên, vấn đề các lần đo đạc có kết quả khác nhau là do phần đất đã phát sinh tranh chấp, thông thường hai bên chưa xác định được ranh và không có cọc cặm ranh cụ thể nên mỗi lần đo đạc các bên chỉ ranh khác nhau thì có kết quả khác nhau. Tôi nghĩ, để có kết quả về số đo giống nhau thì khi đo đạc lần đầu các bên đã xác định ranh thì cần đóng cọc ranh bằng trụ đá để có ranh cố định”.
Vụ án tranh chấp ranh đất giữa ông D.V.N. (nguyên đơn) với ông N.H.T. (bị đơn), ở xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, cũng có những vướng mắc về diện tích.
Bản án của tòa án hai cấp đều tuyên chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn. Buộc ông T. và những người có liên quan trả lại phần đất tranh chấp cho ông N. có chiều ngang một đầu 0,8m, đầu kia 1,8m; chiều dài hai cạnh bằng nhau là 122,8m với tổng diện tích 159,4m2 theo sơ đồ thửa đất của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Ngã Bảy lập.
Theo ông N., diện tích đất tòa án tuyên buộc ông T. giao trả lại cho ông là đúng, nhưng theo lược đồ đo vẽ hai đầu chiều ngang là không đúng nên cơ quan tổ chức thi hành án giao đất theo bản án thì ông N. không nhận. Còn ông T. cũng không đồng ý giao trả đất cho ông N. như tòa tuyên.
Hiện nay, chưa có quy định hay hướng dẫn là khi có nhiều kết quả đo đạc khác nhau thì tòa phải dựa vào kết quả nào để làm cơ sở giải quyết. Đây là một trong những khó khăn trong công tác thi hành án dân sự dẫn đến án tồn đọng kéo dài.
Bài, ảnh: PHI YẾN