Giới phân tích cho rằng mục tiêu sâu xa hơn của Washington trong việc tiêu diệt IS là tạo ra thế trận đủ để gây các áp lực buộc Tổng thống Syria Assad ngồi vào bàn đàm phán. Giáo sư Amr al-Azm - thuộc Đại học Quốc gia Shawnee tại Ohio,đứngngồikhôngyêkết quả bóng đá chuyên nghiệp việt nam nhận định chiến dịch chống IS hướng tới mục tiêu sâu xa là gây áp lực đối với chính quyền Assad, và cuối cùng, kế hoạch này sẽ không chỉ nhằm đập tan IS mà còn hủy hoại khả năng phản công của chính quyền Syria và buộc ông Assad phải từ bỏ quyền lực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhấn mạnh chiến dịch không kích mà ông tiến hành tại Iraq và Syria là nhằm ngăn chặn mối đe dọa tới từ IS, song người ta cho rằng ông đã ngầm ám chỉ một mục tiêu sâu xa hơn khi khẳng định: "Chính quyền Assad sẽ không bao giờ giành lại được tính hợp pháp mà tự họ đã đánh mất".
Chính quyền Assad tuyên bố ủng hộ chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào IS tại Syria và trước đó từng cho rằng Washington sẽ phối hợp với chính quyền Damascus trong cuộc chiến chống lại các phần tử cực đoan, đồng thời hy vọng đây có thể là bước ngoặt trong chính sách kêu gọi Tổng thống Assad từ bỏ quyền lực.
Tuy nhiên, sau bài phát biểu ngày 10-9 của ông Obama - trong đó nhấn mạnh Mỹ sẽ sát cánh cùng lực lượng nổi dậy tại Syria thay vì chính quyền Damascus - cố vấn chính trị của ông Assad là Bouthaina Shaaban nói rằng tất cả các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Syria sẽ đều bị coi là hành vi xâm lược nếu thiếu sự đồng thuận của Damascus.
Tuy không trực tiếp đề cập tới bài phát biểu của ông Obama, song trong cuộc gặp với các đại diện Liên hợp quốc tại Syria vào ngày 11-9, Tổng thống Assad khẳng định ưu tiên hàng đầu của chính quyền Syria là chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trong khi đó, bà Shaaban đã liên tục có các bài phát biểu trên truyền hình , nhấn mạnh Tổng thống Obama đã mắc một sai lầm lớn khi gạt Chính phủ Syria ra ngoài lề. Bà cho rằng Chính phủ Syria "hết sức nghiêm túc" trong việc theo đuổi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria.
Trên thực tế, Chính phủ của Tổng thống Assad đã giành được không ít lợi thế từ sự nổi lên của IS tại Syria. Mối đe dọa tới từ tổ chức này càng củng cố hơn các tuyên bố của Assad rằng ông đang triển khai một cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố chứ không phải các lực lượng đòi dân chủ tại Syria. Thế nhưng, gần đây, Tổng thống Assad đã thực sự nhận thấy mối đe dọa tới từ IS khi tổ chức khủng bố này ban đầu chỉ tập trung tấn công các lực lượng nổi dậy phía Bắc, song hiện đã chuyển hướng quan tâm sang quân đội Chính phủ. Chỉ trong hai tháng vừa qua, hàng trăm binh sỹ và lực lượng dân quân đã thiệt mạng dưới tay IS khi tổ chức này thực hiện các vụ đánh chiếm nhiều căn cứ quân sự ở phía Đông Syria.
Theo bà Lina Khatib, Giám đốc Trung tâm Carnegie khu vực Trung Đông tại Beirut, chính quyền Syria đã quá muộn trong việc nhận ra rằng họ đang tự đẩy mình vào thế nguy hiểm khi để mặc IS lộng hành. Trong khi đó, Giáo sư al-Azm cho rằng những gì đang diễn ra thực sự là thách thức chưa từng có đối với ông Assad.
Theo giới phân tích, mặc dù có thể Mỹ tuyên bố sự can dự của họ là nhằm tiêu diệt IS, song các đồng minh khu vực như Saudi Arabia cho rằng đây chính là cơ hội để lật đổ ông Assad. Hầu hết sự hợp tác trong tương lai của nước này với Mỹ đều sẽ phụ thuộc vào cách họ đánh giá xem Washington sẽ nghiêm túc ra sao trong việc hỗ trợ phe đối lập tại Syria. Giáo sư al-Azm cho rằng Mỹ sẽ lợi dụng thời cơ để gây áp lực và buộc ông Assad phải ngồi vào bàn đàm phán, nơi chắc chắn ông ấy sẽ phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy.