Đây cũng chính là dịp để các cơ quan nhà nước,úcđẩypháttriểnCôngnghiệphỗtrợVùngĐồngbằngsôngHồkqbd vdqg vn các Hội và các nhà quản lý chia sẻ thông tin đồng thời lắng nghe các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của sản phẩm hỗ trợ.
Điểm mới của buổi tọa đàm lần này là xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp đã và đang sản xuất sản phẩm thương hiệu Việt, họ đã trăn trở và đã phải bỏ nguồn kinh phí rất lớn trong nghiên cứu, thiết kế và làm chủ công nghệ của sản phẩm thương hiệu Việt. Tuy nhiên, một sự thật là chính họ cũng đang phải ra nước ngoài tìm kiếm hàng trăm đối tác gia công cho họ các linh kiện phụ trợ, vì thế chính họ đang có nhu cầu rất lớn để cùng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để sản xuất linh kiện, làm tăng tỷ lệ nội địa hóa và mang lại lợi nhuận cho quốc gia. Xuất phát từ nhu cầu đó, rất cần vai trò “cầu nối” từ các cơ quan nhà nước trong việc tạo ra các diễn đàn kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp cùng ý chí để có thể hợp tác liên kết sản xuất.
KH&CN thúc đẩy phát triển Công nghiệp hỗ trợ Vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: A. T
Trong những năm gần đây, xác định được vai trò quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt văn bản nhằm đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp hỗ trợ như: Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ,..và gần đây nhất là dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển công nghiệp Hỗ trợ đang được Bộ Công thương chủ trì soạn thảo.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng để đầu tư, phát triển các doanh nghiệp (DN) hỗ trợ nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, yếu kém cụ thể: công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai, còn manh mún, kém phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp; các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta còn rất ít, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu kém; các sản phẩm hỗ trợ của nước ta còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu; nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng…
Theo ông Trần Văn Quang – Phó vụ trưởng Vụ phát triển KH&CN địa phương: hiện nay, hệ thống chính sách khuyến khích của Nhà nước ta về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã khá đồng bộ, có rất nhiều ưu đãi vượt trội. Tuy nhiên, để vào được tới các doanh nghiệp đang có nhiều vấn đề cần bàn. Nhìn nhận lại các vấn đề về phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy và các cuộc tìm kiếm doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm linh kiện cho điện tử Samsung thời gian qua mặc dù đã có sự vào cuộc của rất nhiều Bộ, ngành, các tổ chức Hội, Hiệp hội và đặc biệt là hệ thống chính sách của Nhà nước nhưng đến nay cho ta thấy mối lo ngại của nhà nước dễ trở thành “con số không” là có sơ sở.. Điều đó, mong muốn chúng ta cùng nhìn nhận lại cả về nhận thức cũng như hành động thực tiễn, kể cả từ phía các nhà quản lý.
Đồng bằng sông Hồng là Vùng có số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai sau Vùng Đông Nam bộ. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thông kê, tính đến 31/12/2011, toàn Vùng có 103.500 doanh nghiệp/341.600 doanh nghiệp của cả nước (chiếm 31,9%). So với Vùng Đông Nam bộ, số doanh nghiệp cũng chỉ hơn vùng này là 25.100 doanh nghiệp, song tổng thu ngân sách trên địa bàn của Vùng Đồng bằng sông Hồng mới chỉ gần bằng ½ so với vùng Đông Nam Bộ (chiếm gần 24% trong khi vùng Đông Nam bộ chiếm khoảng 60%). Điều này cho thấy khả năng phát triển sản xuất của Vùng Đồng bằng sông Hồng đang kém hơn rất nhiều so với vùng Đông Nam bộ. Một trong những nguyên nhân phải kể đến là việc hình thành chuỗi phát triển sản xuất hàng hóa, nhất là các sản phẩm có giá trị mang thương hiệu Việt đang rất yếu, trong đó vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự được thể hiện, chưa kết nối để làm tăng giá trị của sản phẩm, nhiều sản phẩm hàng hóa đang ở dạng thô hoặc chế biến ở mức thấp nên chưa tạo được giá trị gia tăng của sản phẩm. Do đó, cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Khu vực đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng phát triển khoa học công nghệ. Ảnh: A. T
Tại buổi tọa đàm các đại biểu đã cùng thảo luận và trao đổi các vấn đề về thực trạng doanh nghiệp hỗ trợ và những vấn đề đặt ra đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam tham gia phát triển công nghệ hỗ trợ; cơ chế hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp của Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia; nhu cầu đặt hàng sản phẩm điện tử, sản phẩm hỗ trợ cho quạt điện, sản phẩm hỗ trợ cho ô tô;…
Kết quả của cuộc tạo đàm lần này sẽ gợi mở các vấn đề từ nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất cả về phía cầu cũng như phía cung, có thể có cách nhìn khác hơn, gần gũi nhau hơn trong việc liên kết hình thành chuỗi sản xuất cung ứng linh kiện phục vụ cho việc hoàn thiện sản phẩm mang thương hiệu Việt. Bên cạnh đó, các nhà quản lý, các cơ quan phối hợp sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm và vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc khẳng định buổi tọa đàm về “KH&CN phục vụ phát triển công nghệ hỗ trợ” rất bổ ích. Tại buổi tọa đàm này, các doanh nghiệp trong nước, các chuyên gia, đại biểu đã có những trao đổi rất cởi mở, thẳng thắn. Đồng thời, Thứ trưởng cũng khẳng định để tạo dựng được chỗ đứng bền vững, mỗi doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp đang dần mở ra như Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia góp phần. nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy thương mại hóa các ý tưởng sáng tạo thành lập các sản phẩm mới, dịch vụ mới. Đây là bước đột phá mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ KH&CN hiện đang triển khai các dự án liên quan đến đổi mới như Chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP); Dự án đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ ((FIRST). Đây là những kênh mới mở ra. Trong thời gian tới, mong rằng công nghiệp hỗ trợ sẽ có đóng góp đáng kể cho kinh tế Việt Nam.