【thứ hạng của werder bremen】Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 04:40:30 评论数:

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi,Đốitượngnàođượcthamgiatraođổitrênthịtrườthứ hạng của werder bremen bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) và bảo vệ tầng ô-dôn. Trong đó bổ sung các quy định liên quan đến giao dịch tín chỉ carbon.

Mở rộng đối tượng tham gia thị trường các-bon 

Theo Điều 16 Nghị định 06, đối tượng tham gia thị trường carbon bao gồm 3 đối tượng. Một là cơ sở phải thực hiện kiểm kê KNK. Hai là tổ chức thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế. Ba là tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon.

Tuy nhiên, quy định này chưa xác định chi tiết đối tượng tham gia trao đổi hạn ngạch phát thải KNK, đối tượng tham gia trao đổi tín chỉ carbon. 

carbon credits main.png
Việt Nam sẽ có sàn giao dịch tín chỉ carbon

Về trao đổi hạn ngạch, dẫn kinh nghiệm quốc tế, Bộ TN-MT cho biết các quốc gia khác nhau có quy định khác nhau nhau về các đối tượng tham gia trao đổi hạn ngạch tùy theo mục đích quản lý như: không hạn chế đối tượng tham gia trao đổi (Liên minh Châu Âu); chỉ cho phép các cơ sở được phân bổ hạn ngạch và một số ít các cơ quan, tổ chức thiết lập thị trường (Hàn Quốc); chỉ giới hạn các cơ cở được phân bổ hạn ngạch (Trung Quốc).

Đối với Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt độnggiao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải KNK đang trong quá trình thiết lập. 

Do đó, để tăng sự ổn định của thị trường, Bộ TN-MT đề xuất sửa đổi Điều 16 theo hướng mở rộng đối tượng được tham gia trao đổi trên thị trường carbon trong nước.

Một là đối tượng tham gia trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính là cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Hai là đối tượng tham gia trao đổi tín chỉ carbon gồm: các cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; các tổ chức có chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon; các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh tín chỉ carbon.

Bổ sung quy định về cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quy định thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, bao gồm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế.

Dẫn kinh nghiệm quốc tế, Bộ TN-MT đánh giá, việc thiết lập cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước là cần thiết để phát triển thị trường carbon tự nguyện và hỗ trợ thị trường carbon tuân thủ, qua đó thúc đẩy đầu tư vào các dự án giảm phát thải KNK.

Để triển khai thực hiện dự án theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, cơ quan này cho rằng cần bổ sung quy định về phê duyệt và công nhận phương pháp luận, phê duyệt ý tưởng dự án, phê duyệt dự án, cấp tín chỉ carbon.

Hiện nay, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP chưa quy định trách nhiệm cơ quan quản lý thực hiện các hoạt động này. Vì vậy, Bộ TN-MT đề xuất bổ sung Điều 20 quy định các Bộ quản lý lĩnh vực có trách nhiệm công nhận phương pháp luận, phê duyệt ý tưởng dự án, phê duyệt dự án, cấp tín chỉ carbon phù hợp với trách nhiệm tổ chức thực hiện MRV cấp lĩnh vực, cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý của các Bộ quản lý lĩnh vực.

Để quản lý thống nhất hạn ngạch và tín chỉ carbon, Bộ TN-MT đề xuất các hoạt động giao dịch tín chỉ carbon cần được bổ sung nội dung về Hệ thống đăng ký quốc gia.

Nhiều nội dung mới về trao đổi tín chỉ carbon quốc tế

Tại dự thảo, Bộ TN-MT cũng đề xuất bổ sung quy định về thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon song phương theo Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris.

"Đây là nội dung mới, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và tiến trình đàm phán về Điều 6 của Thỏa thuận Paris", Bộ TN-MT cho hay.

Mặc dù, quy định về chuyển giao tín chỉ carbon giữa các nước chưa đạt được sự thống nhất, nhưng đã có nhiều quốc gia (Singapore, Hàn Quốc, Úc, Thụy Sĩ) quan tâm và sẵn sàng ký kết các thỏa thuận song phương với Việt Nam để triển khai các dự án tạo tín chỉ carbon và chuyển giao quốc tế tín chỉ carbon để đóng góp thực hiện mục tiêu NDC của quốc gia đối tác. Cần xác định được lĩnh vực và các biện pháp giảm phát thải được phép trao đổi tín chỉ carbon quốc tế, song hiện nay chưa có quy định về nội dung này.

Do đó, để có cơ sở cho việc trao đổi tín chỉ song phương, Bộ TN-MT cho rằng cần có quy định về quy trình, thủ tục thực hiện các dự án tạo tín chỉ carbon theo cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ carbon song phương quốc tế và bổ sung danh mục được xây dựng trên các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính có điều kiện (có hỗ trợ của quốc tế) trong NDC của Việt Nam và căn cứ trên đề xuất của các Bộ quản lý lĩnh vực. 

Bổ sung quy định về Sàn giao dịch carbon

Khoản 1 Điều 21 Nghị định 06 hiện quy định Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon và ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường carbon và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vận hành thí điểm, và tiến tới vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon phục vụ quản lý và theo dõi, giám sát thị trường carbon.

Song Nghị định số 06/2022/NĐ-CP chưa quy định chi tiết về quản lý vận hành sàn giao dịch carbon. Do đó, Bộ TN-MT đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quản lý, vận hành sàn thống nhất với các nội dung tại Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Dự thảo cũng sửa đổi quy định về hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon.

Khoản 3, Điều 19 quy định trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon trong nước gồm các hoạt động đấu giá, chuyển giao, vay mượn, nộp trả hạn ngạch, sử dụng tín chỉ carbon để bù trừ nhưng chưa quy định chi tiết về thời điểm, trình tự thủ tục thực hiện.

Dự thảo Nghị định bổ sung chi tiết quy định về các hoạt động trên sàn giao dịch carbon theo hướng: mua, bán, đấu giá hạn ngạch, và mua, bán tín chỉ carbon thực hiện trên sàn giao dịch carbon; chuyển giao, vay mượn, nộp trả, bù trừ hạn ngạch thực hiện trên Hệ thống đăng ký quốc gia.

Xem toàn văn dự thảo dưới đây:

最近更新