【thứ hạng của cardiff city】Thủ tướng: Cần biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất đồ gỗ của thế giới

 人参与 | 时间:2025-01-25 23:13:11
thu tuong can bien viet nam thanh cong xuong san xuat do go cua the gioi“Mổ xẻ” chuyện doanh nghiệp FDI dồn vốn vào ngành gỗ
thu tuong can bien viet nam thanh cong xuong san xuat do go cua the gioiXuất khẩu gỗ “lên dây cót” đạt 10,ủtướngCầnbiếnViệtNamthànhcôngxưởngsảnxuấtđồgỗcủathếgiớthứ hạng của cardiff city5 tỷ USD trong 2019
thu tuong can bien viet nam thanh cong xuong san xuat do go cua the gioiHiệp định VPA/FLEGT: Đột phá xuất khẩu gỗ vào EU?
thu tuong can bien viet nam thanh cong xuong san xuat do go cua the gioi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Ảnh: Quang Hiếu

Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu gỗ

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn "Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng nay (22/2), tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Việt Nam đã đứng đầu ASEAN, đứng thứ nhì châu Á và đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ rừng trồng.

Không chỉ về số lượng, Việt Nam có một số sản phẩm có thiết kế mẫu mã tốt, được thị trường khó tính chấp nhận. Đó là trí tuệ, giá trị gia tăng. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ từ các viện, trường, các nhà nghiên cứu đến với sản xuất, thị trường xuất khẩu bước đầu tốt.

"Đặc biệt, các sản phẩm xuất khẩu, gỗ tiêu dùng ở Việt Nam phần lớn là rừng trồng, từ đó, hạn chế cần thiết gỗ nhập khẩu và chúng ta đã nghiêm cấm khai thác gỗ trồng tự nhiên. So với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 900%, mức tăng mà không phải ngành nào cũng đạt được", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả có được, Thủ tướng cũng cho rằng, là nước nông nghiệp nhiệt đới, “tam sơn tứ hải”, song Việt Nam mới chiếm 6% thị phần đồ gỗ thế giới là mức thấp. Sự đa dạng, hấp dẫn của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam còn khiêm tốn.

Nhu cầu đồ gỗ của thế giới là 430 tỷ USD, riêng giá trị thương mại nội thất và ngoại thất khoảng 150 tỷ USD.

"Vậy, theo tốc độ phát triển hiện nay thì sau 10 năm nữa, chúng ta có thể chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần toàn cầu, có đủ để trở thành một trong những nước đứng hàng đầu và là trung tâm sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản trên thị trường thế giới được không? Hay nói cụ thể, chúng ta cần chiếm 30%, 50% hay bao nhiêu phần trăm để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra và làm thế nào để đạt tỉ lệ phần trăm ấy", Thủ tướng đặt vấn đề.

Một vấn đề khác được Thủ tướng đề cập tới là việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia trong ngành gỗ chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều mặt hàng trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được, bảo đảm chất lượng mà vẫn phải nhập khẩu do không có thương hiệu để cạnh tranh ngay cả ở thị trường trong nước. Vấn đề này phải do bộ phận nghiên cứu thị trường trong nước xem xét.

Ngoài ra, một số bất cập khác cũng được Thủ tướng chỉ ra như: Một số lâm sản giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, quế, hồi, sa nhân, thảo quả và nhiều sản phẩm dưới rừng chưa phát huy được giá trị. Việt Nam mới xuất khẩu được rất ít, chủ yếu do chưa xây dựng, phát triển được thương hiệu uy tín với nước ngoài và chế biến chưa tốt.

"Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, lâm sản còn nhiều bất cập, nhất là có những điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng trái phép. Công tác sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp còn chậm, nhiều vướng mắc, tranh chấp đất rừng còn gay gắt mà chưa được xử lý dứt điểm", Thủ tướng nói.

Biến Việt Nam thành công xưởng thế giới

Về mặt định hướng thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp, theo Thủ tướng, đầu tiên ngành lâm nghiệp cần nhận diện đầy đủ về tiềm năng, lợi thế của ngành để phát huy, tận dụng, nắm bắt thời cơ để phát triển bền vững, đạt hiệu quả; tiếp tục củng cố để có nguồn nguyên liệu đủ lớn, hợp pháp từ rừng trồng cho sản xuất đồ nội thất xuất khẩu, giúp doanh nghiệp liên tục xuất siêu ở mức cao. Đây là cơ sở hình thành bản sắc riêng, niềm tự hào quốc gia.

Về kỹ thuật, công nghệ, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản nâng cấp, ứng dụng khoa học công nghệ cao, đổi mới thiết bị sản xuất, thiết kế mẫu mã, mỹ thuật, tận dụng được tối đa nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Thủ tướng cũng đề nghị toàn ngành cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế bất cập của ngành chế biến xuất khẩu gỗ, lâm sản để thảo luận và có giải pháp khắc phục. Đó là các vấn đề như: Nhà nước đã có cơ chế đầu tư xứng đáng với tiềm năng, lợi thế của ngành chưa? Chính sách tín dụng nào hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến? Làm sao tạo điều kiện cho người dân trồng rừng, phát triển rừng nguyên liệu? Làm thế nào để có nguồn nguyên liệu chất lượng và hợp pháp?...

"Muốn đi xa thì phải cùng đi. Nếu chúng ta chỉ trông chờ vào số lượng các doanh nghiệp như hiện nay thì rất khó sau 10 năm nữa có thể chiếm được thị phần chi phối trên thế giới. Chúng ta phải kêu gọi, phải hợp tác thật nhiều với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp tầm trung và cả các doanh nghiệp nhỏ trên thế giới. Chúng ta cần biến Việt Nam trở thành một công xưởng của thật nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu đồ gỗ. Làm như vậy chúng ta mới có thể thực hiện được khát vọng đưa ngành chế biến lâm sản Việt Nam tiến bước xa hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2005, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam bắt đầu gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD với việc xuất khẩu sản phẩm đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau 14 năm phát triển, ngành đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt 9,382 tỷ USD, chiếm trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị xuất siêu đạt trên 7,1 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản ngày càng được mở rộng, đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2019, toàn ngành phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng thêm từ 1,5 - 1,7 tỷ USD (tương ứng tăng trưởng từ 16 - 18 %) so với năm 2018; để đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt từ 10,8 - 11 tỷ USD.

顶: 417踩: 44