【cúp c1 châu âu đêm nay】Tâm sự chuyện chiếc nơ cuối cùng chồng làm tặng vợ trước khi qua đời
Món quà cuối cùng
Sau 50 ngày chồng mất,âmsựchuyệnchiếcnơcuốicùngchồnglàmtặngvợtrướckhiquađờcúp c1 châu âu đêm nay chị Nguyễn Thị Hà (34 tuổi, tỉnh Thanh Hóa) dẫn 2 con gái về nhà ngoại, mở lại tiệm nơ Bút Style mà vợ chồng chị từng làm.
Trong những ngày cuối đời của anh Nguyễn Hữu Bút (chồng chị Hà), vợ chồng chị phải tạm gác công việc ở tiệm nơ. Cả hai quyết định làm cùng nhau những việc sau này sẽ không bao giờ làm được nữa.
Tháng 1/2022, anh Bút phát hiện bị ung thư cơ và thường xuyên điều trị ở Bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội. Trong quá trình điều trị bệnh, vợ chồng anh Bút tìm đến nghề làm đồ buộc tóc, kim cài áo, nơ…
Đây có thể nói là chiếc phao cứu sinh cho kinh tế gia đình, cũng như giúp họ tạm quên nỗi đau về bệnh tật.
Tuy nhiên, trước Tết 2023, trong lần hóa trị thứ tư của anh Bút, hóa chất không đáp ứng. Vợ chồng chị Hà quyết định xuất viện về nhà. Cả hai cũng xác định tâm lý ngày anh Bút ra đi đang đến gần.
“Biết bệnh tình khó chữa nhưng vợ chồng tôi không muốn suy nghĩ nhiều, lạc quan sống trọn vẹn những ngày còn lại. Tôi cùng chồng làm những việc anh muốn làm, ăn những món anh muốn ăn”, chị Hà chia sẻ.
Chị Hà nhớ, những ngày cuối của anh, hai vợ chồng đang ngồi ăn bánh mì thì thấy một đôi chở nhau bằng xe đạp chạy ngang qua.
Chị Hà bất giác buột miệng: “Lâu lắm rồi, chồng không chở em đi xe nhỉ”. Thế là, anh Bút quay xe lăn, bảo vợ lên ngồi cùng rồi chở mấy vòng quanh nhà. Vừa chở, anh vừa thỏ thẻ bên tai vợ: “Anh không đi đâu cả. Anh luôn ở cạnh 3 mẹ con”.
Những ngày kế tiếp, vợ chồng chị Hà dẫn 2 con gái đi chụp ảnh gia đình. Hai người đi uống cà phê. Anh Bút còn đưa vợ đi gội đầu, mua quần áo…
Chị Hà xúc động: “Chúng tôi làm toàn những chuyện đơn giản mà bất kỳ vợ chồng nào cũng làm. Thế nhưng trong khoảng thời gian đó, mỗi việc làm được đều mang ý nghĩa đặc biệt”.
Trong những việc ý nghĩa ấy, chị Hà nhớ nhất khoảnh khắc anh Bút ngồi làm nơ, khâu chiếc váy bị bục chỉ cho vợ. Trước đó, chị có mua một chiếc váy cũ để mặc vào dịp Tết. Gần Tết, chị mang váy ra kiểm tra thì thấy bị bục chỉ.
Anh Bút bảo chị Hà đưa cho mình sửa. Chị cũng đinh ninh anh sẽ chỉ khâu lại chỗ rách. Bởi cưới nhau 5 năm, anh toàn may vá quần áo cho vợ con. Anh khâu tay còn khéo hơn vợ.
Lúc thấy chồng lục tìm vải, chị Hà hỏi thì mới biết anh đang tìm chất liệu làm chiếc nơ gắn thêm lên váy. Sau khi được đính chiếc nơ xinh xắn, váy cũ trở nên đẹp hơn rất nhiều.
Viết tiếp ước mơ của chồng
Đáng tiếc đến nay, chị Hà chưa có cơ hội mặc bộ váy đính chiếc nơ cuối cùng do chồng làm. Trong những ngày Tết, nhà nhà vui xuân, dưới mái nhà nhỏ của vợ chồng chị Hà chỉ có tiếng rên rỉ của anh Bút.
Chồng đau đớn, chị Hà không dám rời nửa bước. Chuyện vui xuân cũng đành gác lại.
Đêm mùng 9 Tết, anh Bút đau nhiều, khó thở và yếu dần nhưng vẫn nắm chặt tay vợ không buông. Cơn đau khiến anh lịm đi, tựa vào vợ thở từng hồi khó nhọc.
8h ngày mùng 10 Tết, con gái lớn nhớ bố nên vào tìm. Anh Bút gắng gượng nói: “Con ra ngoài chơi cho bố ngủ một chút…”.
8h30 phút cùng ngày, chị Hà hỏi chồng có đồng ý tiêm thuốc giảm đau hay không thì anh Bút yếu ớt nói: “Có”. Thế nhưng, thuốc chưa kịp tiêm anh đã mãi ra đi sau câu nói của vợ: “Giờ tiêm xong, mệt rồi, chồng ngủ một giấc nhé!”.
Từ ngày anh Bút mất, chị Hà cất chiếc váy đính nơ do chồng làm vào hộp chứa những món đồ kỷ niệm. Chị nói: “Tôi sẽ giữ kỹ chiếc váy, chờ 2 con gái trưởng thành để trao lại”.
Cách đây 2 tuần, chị Hà mở lại tiệm nơ cũ mang tên Bút Style, chứ không đi dạy trở lại. Chị muốn viết tiếp ước mơ, phát triển tiệm nơ theo đúng ý nguyện mà anh Bút ấp ủ trước lúc qua đời.
Những ngày cuối đời, anh thường tâm sự rằng sợ lúc mình mất đi mọi người sẽ quên tên anh, quên cả anh mãi mãi. Thế nên, chị Hà muốn giữ tên tiệm nơ để luôn nhắc nhớ về chồng.
Chị Hà tin chắc chồng vẫn ở bên nên vừa làm việc vừa trò chuyện cùng anh. Niềm tin ấy giúp chị vững vàng vượt qua khó khăn, một mình dọn lại tiệm, nhập nguyên liệu, vừa làm vừa đóng gói hàng…
Ngoài ra, anh chị chồng, bố mẹ ruột và bạn bè luôn sát cánh, hỗ trợ 3 mẹ con chị Hà. “Các anh chị chồng giúp tôi trả hết số nợ đã vay lúc chạy chữa bệnh cho anh Bút. Mọi người còn thường xuyên gọi điện động viên, lo tiền ăn uống cho 3 mẹ con”, chị Hà kể.
Chủ nhà thương cảnh mẹ góa con côi nên chỉ thu của chị Hà một nửa tiền thuê mặt bằng tiệm nơ. Khách hàng nghe chị Hà mở tiệm trở lại cũng đặt hàng ủng hộ.
Dù còn nhiều vất vả nhưng chị Hà ấp ủ việc lập nhóm Những người vợ có chồng bị ung thưđể chia sẻ kinh nghiệm, tâm sự, cách chăm người bệnh…
“Lúc còn ở xóm trọ đối diện Bệnh viện K Tân Triều, vợ chồng tôi chứng kiến một trường hợp chị vợ nuôi chồng ung thư mà cãi nhau suốt ngày. Anh Bút bảo tôi lập nhóm giúp đỡ họ để mọi người không còn cãi nhau, êm ấm như nhà mình”, chị Hà kể.
Hiện tại, chị Hà xem việc làm các sản phẩm thủ công, gồm: phụ kiện, hoa cài áo, trâm cài tóc, đồ thuê, kẹp nơ… như một cách chữa lành, vượt qua biến cố. Chị không tìm cách quên lãng mà đối diện và viết tiếp ước mơ của chồng.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cô gái biến quần jeans cũ thành những chiếc túi độc đáo
Khách hàng gửi quần jeans cũ đến xưởng để nhận về một chiếc túi mới độc đáo và mang màu sắc cá nhân.-
Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lầnĐảng bộ Sở Lao độngPhòng, chống xâm hại trẻ emLãnh đạo tỉnh chúc thọ các cụ tròn 100 tuổiAgribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024Trao tặng xe lăn đến 70 người khuyết tậtGiảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèoHọc làm “thầy hay thợ” ?Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vữngXây dựng gia đình hạnh phúc, an toàn, tiết kiệm điện
下一篇:Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông về môi trường
- ·Huyện Phụng Hiệp: Vận động trên 2,5 tỉ đồng trong tháng nhân đạo
- ·Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích về lợi ích lớn của bảo hiểm y tế
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Giông lốc làm tốc mái nhiều căn nhà của người dân
- ·Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Đặt mục tiêu khoảng 35 triệu người sử dụng “VssID
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Hơn 260 cộng tác viên được tập huấn về đưa lao động làm việc ở nước ngoài
- ·Sạt lở đất bờ sông tăng 45 điểm so với cùng kỳ
- ·Lương hưu
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Không chủ quan với bệnh dịch tả heo châu Phi
- ·Phấn khởi khi nhận lương hưu, trợ cấp ở mức mới
- ·Nâng chất thị trấn văn minh đô thị
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Vui, buồn từ chuyện bộ phim đặt hàng...
- ·Triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
- ·Cấm hay hạn chế dùng điện thoại trong trường học ?
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Thủ khoa được tuyển thẳng Đại học Quốc gia nhưng từ bỏ vì hoàn cảnh khó khăn
- ·Chủ động ứng phó với giông lốc, sét đánh do mưa trái mùa
- ·Huyện Vị Thủy: Chung tay bảo vệ môi trường
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Vận động 100% cơ sở thờ tự có mô hình thực hiện Đề án Hậu Giang xanh
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Thăm, tặng quà nạn nhân bị tai nạn lao động
- ·Hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- ·An toàn thực phẩm: Nỗi lo hiện hữu
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Thị xã Long Mỹ: Chiến dịch giao thông nông thôn
- ·“Khát vọng sống” hỗ trợ 74 gia đình trên 6,5 tỉ đồng
- ·Ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Mokwon (Hàn Quốc)
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Định cư nhưng chưa an cư