欢迎来到88Point

88Point

【ket qua bd tbn】Ðồ án tổ chức lại sản xuất và bố trí dân cư khu vực rừng tràm: Khó khăn do thiếu vốn đầu tư

时间:2025-01-10 15:31:47 出处:World Cup阅读(143)

Báo Cà MauĐồ án “Quy hoạch tổ chức lại sản xuất và bố trí dân cư khu vực rừng tràm” được đánh giá là hết sức cần thiết nhằm nâng cao đời sống của người dân cũng như công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, qua hơn 7 năm kể từ khi Nghị quyết số 05 ngày 25/8/2008 của HĐND tỉnh về việc chấp nhận thông qua đồ án đến nay gần như còn nằm trên giấy.

Đồ án “Quy hoạch tổ chức lại sản xuất và bố trí dân cư khu vực rừng tràm” được đánh giá là hết sức cần thiết nhằm nâng cao đời sống của người dân cũng như công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, qua hơn 7 năm kể từ khi Nghị quyết số 05 ngày 25/8/2008 của HĐND tỉnh về việc chấp nhận thông qua đồ án đến nay gần như còn nằm trên giấy.

Mục tiêu đồ án là xây dựng điểm dân cư gắn với sản xuất nông nghiệp để tái định cư các hộ dân sống phân tán trong rừng tràm và một số hộ dân thuộc diện chính sách không có đất sản xuất. Thực hiện được sẽ ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tràm tỉnh Cà Mau đến năm 2020. Đối tượng để bố trí là những hộ bị di dời do thu hồi đất, những hộ nghèo không có đất sản xuất, những hộ thuộc diện chính sách và người dân tộc tại đây.

Nhờ giá cây tràm tăng, đời sống người dân trong lâm phần không ngừng tăng lên.

Theo đó, tổng diện tích lập quy hoạch trong đồ án là 3.244,058 ha, thuộc địa bàn các xã Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hoà, Khánh Thuận, Khánh Tiến, Khánh Hội, huyện U Minh. Trên phần diện tích này, số lượng dân cư dự kiến bố trí tại các tuyến mới gồm 36 tuyến với 1.828 hộ. Về quy mô bố trí dân cư, đối với những hộ ổn định tại chỗ và số hộ có đất sản xuất bị thu hồi đất phải di dời là 2 ha/hộ, số hộ không có đất sản xuất được bố trí mới là 1 ha/hộ (bao gồm đất sản xuất và đất ở).

Ngoài ra, đồ án còn xây dựng phương án đánh giá thích nghi đất và bố trí sản xuất nông nghiệp cho các khu vực bố trí sắp xếp tái định cư để xác định loại cây trồng thích hợp và mô hình sản xuất hiệu quả. Đồng thời, tiến hành đầu tư thuỷ lợi cung cấp nước, tiêu thoát nước để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp khu vực rừng tràm. Theo lộ trình, giai đoạn 2010-2020 sẽ tiến hành tái định cư cho 950 hộ dân sống phân tán trong lâm phần rừng tràm và 700 hộ dân thuộc diện chính sách và đồng bào dân tộc nghèo trong tỉnh và hộ dân nghèo không đất. Tuy nhiên, đến nay mục tiêu này xem ra rất khó đạt được khi ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, việc bố trí vốn để tổ chức thí điểm tại hai điểm theo dự kiến nhằm đánh giá hiệu quả tiến hành nhân rộng vẫn chưa thực hiện được do ngân sách hạn chế.

Tiến độ thực triển khai khá chậm so với Nghị quyết số 05/2008/NQ-HĐND, ngày 25/8/2008 HĐND tỉnh. Để thực hiện tinh thần nghị quyết của HĐND tỉnh, ngày 19/2/2009, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 227 phê duyệt Đề án Tổ chức lại sản xuất và bố trí lại dân cư khu vực rừng tràm, tiếp đó, ngày 2/4/2010 UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 509 về việc phê duyệt nhiệm vụ kế hoạch quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch tỷ lệ 1/2000 thuộc đề án trên. Tuy nhiên, mãi đến ngày 4/4/2013 UBND tỉnh mới ban hành được Quyết định số 475 phê duyệt Đề án Tổ chức lại sản xuất và bố trí dân cư dưới tán rừng tràm. Như vậy, chỉ quá trình phê duyệt, đồ án đã phải mất gần 5 năm, kể từ khi Nghị quyết HĐND tỉnh được thông qua.

Sự chậm trễ ấy có nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Trong đó, theo ông Sử cho biết, nguyên nhân chính là do quy mô, phạm vi nghiên cứu của đồ án quá rộng. Ngoài ra,  thời gian này trong vùng quy hoạch có hai lần điều chỉnh, tách khu vực rừng tràm để phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh cũng như quy hoạch đất đai và đầu tư hạ tầng nông thôn cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, thời gian thảo luận, thẩm định đồ án kéo dài đã khiến tiến độ khá chậm.

Đó là những khó khăn mà UBND tỉnh cũng như các ngành chức năng chưa lường hết được trước khi đề xuất HĐND tỉnh ban hành nghị quyết. Ngoài ra, “Trong quá trình triển khai, Sở NN&PTNT và các ngành có liên quan chưa thật sự quyết liệt”, ông Sử thừa nhận. Bên cạnh đó, việc thực hiện chủ trương giao khoán rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 01/NQ-CP của Chính phủ, trong giai đoạn từ năm 1991-1994 trên địa bàn huyện U Minh đã giao đất và bố trí dân cư theo phương thức “liền canh - liền cư - liền ruộng - liền rừng”. Từ đó đã hình thành 104 tuyến dân cư được bố trí rải rác dọc theo các tuyến kinh, đê bao trên toàn khu vực rừng tràm. Việc bố trí theo hình thức này đã gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật như: điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi… để triển khai thực hiện đồ án mới.

Theo kế hoạch, tổng vốn dự kiến đầu tư của đồ án là 1.408 tỷ đồng, trong đó vốn cho bố trí sản xuất là 705 tỷ đồng; vốn cho xây dựng các tuyến dân cư là 703 tỷ đồng. Theo đó, phân kỳ đầu tư giai đoạn 2014-2015 thực hiện hai khu vực thuộc Phân trường U Minh II và xã Khánh An. Còn lại ba khu vực thuộc các xã Khánh Lâm, Nguyễn Phích, Khánh Hoà, Khánh Thuận, thực hiện từ năm 2015-2020. Tổng số hộ dân bố trí, sắp xếp dự kiến theo đồ án là 1.827 hộ. Trong đó ổn định tại chỗ 982 hộ; di dời 668 hộ và dự phòng 178 hộ.

Để triển khai thực hiện đồ án này, năm 2014, Sở NN&PTNT đã kiến nghị tỉnh bố trí vốn để tổ chức thí điểm tại hai điểm nhằm rút kinh nghiệm cho việc triển khai nhân rộng. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách còn khó khăn, đến nay, UBND tỉnh vẫn chưa bố trí được vốn.

Theo quy hoạch, đồ án sẽ mở ra hướng đi mới, hứa hẹn tạo ra sự đột phá mạnh mẽ hơn cho đất rừng U Minh. Tuy nhiên, điểm nghẽn về vốn đã khiến đồ án đến nay vẫn còn phải nằm trên giấy. Ông Sử cho biết, quan điểm của UBND tỉnh là thời gian tới tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu cân đối vốn để tổ chức thí điểm và nhân rộng nếu thí điểm thành công. Nếu qua thí điểm, khó khăn vướng mắc nói trên chưa được tháo gỡ, UBND tỉnh sẽ kiến nghị HĐND tỉnh cho tạm dừng chờ đến khi có đủ điều kiện mới tiếp tục triển khai lại./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: